Sự kiện: chỉ còn mấy
ngày nữa, người Kito Giáo sẽ đón mừng ngày Lễ Giáng Sinh. Vậy lịch sử và ý
nghĩa của ngày lễ ấy là gì?
Kịch Bản
ML-Chào anh
TH và anh HD, ML thấy bạn hữu chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh (GS) thật là vui, nhưng ML không
phải là tín đồ Thiên Chúa, nên không hiểu rõ lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ
này, vậy hai anh có thể tóm tắt để ML hiểu và cùng chia vui với các bạn Thiên
Chúa Giáo được không?
HD- Chào chị ML.
Được chứ chị. Lễ
Giáng Sinh (hay còn gọi là Christmas Noel...) là một trong những ngày lễ quan
trọng nhất của Kitô Giáo, kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu Kitô – Đấng Cứu Thế
theo niềm tin của các tín hữu. Mặc dù ngày 25 tháng 12 được nhiều nơi trên thế
giới công nhận là ngày mừng lễ, lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ này cũng khá
phức tạp và đã trải
qua nhiều giai đoạn phát triển.
TH- Chào chị ML và anh HD. Theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu được sinh ra tại
Bethlehem, thuộc vùng Judea, trong thời kỳ cai trị của Hoàng đế Augustus. Sự
kiện này được tiên báo từ lâu trong Cựu Ước và là tâm điểm của Tân Ước. Các
Phúc Âm của Thánh Matthew và Thánh Luca cung cấp những chi tiết quan trọng về
sự ra đời kỳ diệu của Chúa Giêsu, nhấn mạnh việc Ngài được sinh ra từ Đức Trinh
Nữ Maria, với sự chứng kiến của thánh Giuse và các mục đồng. Ngôi sao Bethlehem
đã dẫn đường cho ba nhà thông thái (Ba Vua) đến bày tỏ lòng tôn kính và dâng lễ
vật.
ML-
Vậy sử sách của Do Thái có ghi lại sự kiện ấy không?
HD- Xet về lịch sử, dù ngày Chúa Giêsu chào đời không được ghi chép rõ ràng
trong lịch sử và Kinh
Thánh. Mãi đến thế kỷ thứ 4, Giáo hội Công Giáo mới chính thức chọn ngày 25
tháng 12 làm ngày mừng Lễ Giáng Sinh. Lựa chọn này không chỉ nhằm kỷ niệm sự ra
đời của Đấng Cứu Thế, mà còn mang ý nghĩa biểu tượng, gắn liền với ánh sáng và
sự hy vọng, khi ngày này trùng với lễ hội Saturnalia và lễ Sol Invictus của
người La Mã – Đó là
lễ hội chào đón mùa đông và sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối.
ML- Có tài liệu còn gọi ngày ấy là ngày chiến thắng của
mặt trời, đúng không?
TH-Đúng.Trong thời kỳ đầu, Lễ Giáng Sinh
không phải là một lễ hội chính thức trong Kitô giáo. Các tín hữu tập trung
nhiều hơn vào Lễ Phục Sinh – lễ kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu, vì sự phục
sinh được coi là trung tâm của đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ 4,
với sự công nhận Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của Đế Quốc La Mã, Lễ Giáng
Sinh dần trở nên quan trọng.
ML- Theo ML hiểu thì qua dòng lịch sử, lễ GS cũng còn mang ý nghĩa văn hóa nữa đó!
HD-
Đúng thế. Tại Công
đồng Nicaea năm 325, Giáo hội bắt đầu chuẩn hóa nhiều khía cạnh trong lịch
phụng vụ, và đến khoảng năm 336, các tài liệu lịch sử đã ghi nhận ngày 25 tháng
12 là ngày mừng lễ Chúa Giáng Sinh tại Rome. Từ đó, lễ này lan rộng ra các vùng
đất Kitô giáo khác.Thời Trung cổ, Lễ Giáng Sinh mang đậm dấu ấn văn hóa địa
phương. Ở châu Âu, các truyền thống dân gian như trang trí cây xanh, thắp nến,
và hát thánh ca (carol) được kết hợp vào nghi lễ Kitô giáo.
TH- Riêng việc thiết
lập Hang Belem. Theo truyền thuyết, Thánh Phanxicô Assisi (1223) đã thực hiện
một mô hình sống động về cảnh Chúa Giêsu ra đời tại làng Greccio, Ý. Ngài sử
dụng một hang động, đặt tượng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse, cùng
các nhân vật như mục đồng, động vật, và thiên thần để tái hiện sự kiện này.
Thánh Phanxicô muốn giúp người dân hiểu sâu sắc hơn về sự khiêm nhường và tình
yêu thương của Thiên Chúa qua việc Chúa Giêsu đến thế gian trong hoàn cảnh đơn
sơ.Ý tưởng này nhanh chóng lan rộng và trở thành truyền thống phổ biến trong
các nhà thờ và gia đình Kitô giáo trên khắp thế giới. Hang đá Belem ngày nay
không chỉ là biểu tượng tôn giáo, mà còn là một phần quan trọng trong văn hóa
mừng Giáng Sinh, lễ
này vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển, đặc biệt trong thế kỷ 19 với sự
hồi sinh của các truyền thống cổ xưa và việc nhấn mạnh tinh thần gia đình, hòa
bình, và chia sẻ.
ML- ML muốn hiểu sâu hơn về ý nghĩa thần học của Lễ GS,
vậy hai anh có thề chia sẻ thêm được không?
HD- Được
chứ. Về y nghĩa thần
học và biểu tượng của Lễ Giáng Sinh.Trong thần học Kitô giáo, Lễ Giáng Sinh tượng trưng
cho sự nhập thể của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không chỉ đến để cứu rỗi loài người
khỏi tội lỗi, mà còn để mang tình yêu và ánh sáng của Thiên Chúa đến thế gian.
Sự kiện này nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và con người, khi Ngài
chọn xuất hiện trong hình hài một trẻ sơ sinh, một biểu tượng của sự khiêm
nhường và tình yêu thương vô điều kiện.Các biểu tượng phổ biến trong Lễ Giáng
Sinh như máng cỏ, ngôi sao Bethlehem, và vòng hoa Mùa Vọng đều mang ý nghĩa sâu
sắc. Máng cỏ gợi nhắc về sự đơn sơ của nơi Chúa ra đời; ngôi sao Bethlehem là
dấu hiệu của hy vọng và dẫn đường; vòng hoa Mùa Vọng, với bốn cây nến, tượng
trưng cho ánh sáng của Chúa Kitô và sự mong đợi Chúa đến của các tín hữu đó
chị ML à.
ML- Theo nhận xét của ML,ngày nay, Lễ Giáng Sinh không chỉ là một ngày lễ tôn
giáo mà còn trở thành một ngày lễ văn hóa toàn cầu. Những biểu tượng như ông
già Noel (Santa Claus), cây thông Noel, và quà tặng được phổ biến trên khắp thế
giới, đôi khi làm mờ nhạt ý nghĩa nguyên thủy của ngày lễ như anh HD
vừa nói. Hai anh có nghĩ vậy không?
TH-
Chị nhân xét rất đúng. Tuy
vậy, đối với các tín hữu Kitô giáo, Lễ Giáng Sinh vẫn là dịp để suy ngẫm về
tình yêu Thiên Chúa, đoàn tụ gia đình, và thực hành bác ái. Rồi
những nghi thức
phụng vụ trong đêm Giáng Sinh, chẳng hạn như Thánh lễ Nửa đêm và việc hát thánh
ca, vẫn giữ vai trò trung tâm trong đời sống đức tin. Đồng thời, tinh thần của
ngày lễ – sự hòa bình, niềm vui, và tình yêu – vẫn là giá trị cốt lõi được chia
sẻ giữa các cộng đồng. Qua dòng lịch
sử hơn 2.000 năm, hiện nay con số tín đồ Kito Giáo là 2.6 tỷ người, chiếm đến
31% nhân loại. Đấy là
một minh chứng sống động cho sự hòa quyện giữa đức tin và văn hóa. Dù trải qua
nhiều thay đổi theo thời gian, lễ này vẫn giữ được ý nghĩa sâu sắc về sự hy
vọng, ánh sáng, và tình yêu – những giá trị cốt lõi của thông điệp Kitô giáo đấy
anh chị ạ.
HD- Vậy thì chúng ta cùng nhau gửi lời chúc mừng Giáng
Sinh đến tất cả quí thinh giả của đài. Cầu mong người người, nhà nhà đều tràn
đầy niềm vui và hy vọng.
Vinh danh Thiên Chúa trên trời – Bình an dưới thế cho
người thiện tâm.
No comments:
Post a Comment