Wednesday, February 19, 2025

Tin Tức: Thứ Tư 19.02.2025

Tin Tức

Mở đầu chương trình mời quý vị theo dõi phần Tin Tức với Phụng Hoàng & Trường An

1/VN SẼ CHẤP NHẬN DỊCH VỤ STARLINK ĐỂ TRÁNH BỊ MỸ ÁP THUẾ

Việt Nam dự trù thông qua một số điều khoản cho phép dịch vụ Starlink, công ty của tỷ phú Mỹ Elon Musk, cung cấp internet qua vệ tinh trong nước, nhưng giữ toàn bộ quyền sở hữu đối với các chi nhánh địa phương.

Luật sửa đổi có thể được quốc hội Việt Nam thông qua vào hôm nay 19/2. Một  quan chức Việt Nam nhận định sự thay đổi này là bước tiếp theo của nhiều cuộc đàm phán kéo dài với công ty mẹ SpaceX. Việc Hà Nội đột ngột thay đổi lập trường được coi là “thiện chí” cho SpaceX trong bối cảnh chính quyền Mỹ đe dọa trừng phạt thuế hải quan.

Ý định của SpaceX thâm nhập thị trường hơn 100 triệu dân bị đình chỉ vào cuối năm 2023 khi Việt Nam từ chối dỡ bỏ lệnh cấm các đối tác nước ngoài kiểm soát các nhà cung cấp internet vệ tinh. Đây là một điều kiện tiên quyết đối với tỷ phú Musk, hiện là cố vấn quan trọng của tổng thống Mỹ.

Nếu nhiều doanh nghiệp và cá nhân ở Việt Nam được thuê bao Starlink, việc này sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại lớn giữa Hà Nội và Washington, lên tới hơn 123 tỷMỹ kim vào năm ngoái.

Dự thảo luật, có thể được quốc hội thông qua, cho phép nước ngoài kiểm soát hoàn toàn hoạt động của các nhà cung cấp internet có mạng lưới vệ tinh quỹ đạo thấp, trong khuôn khổ một dự án thí điểm cho đến hết năm 2030.

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20250218-vi%E1%BB%87t-nam-d%E1%BB%B1-ki%E1%BA%BFn-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-internet-starlink-c%E1%BB%A7a-elon-musk-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-thu%E1%BA%BF-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9

2/ HƠN 80% CÔNG TY MỸ Ở VN LO NGẠI BỊ ÁP THUẾ

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ cho biết có tới 81% doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam đang lo ngại về khả năng Hoa Kỳ sẽ áp thuế đối với hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam.

Một cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu tháng 2 với hơn 100 công ty thành viên của của hiệp hội cho thấy tâm lý lo ngại đặc biệt mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, với hơn 92% các doanh nghiệp Mỹ đưa ra mối quan ngại về khả năng Mỹ áp thuế đối với hàng Việt Nam.

Báo cáo được thực hiện ngay trước trước khi Hoa Kỳthông báo kế hoạch về thuế quan đối ứng đối với những nước áp thuế nhập cảng lên hàng hóa của Mỹ.

Theo kết quả khảo sát, nhiều doanh nghiệp Mỹ lo ngại là chi phí tăng cao do bị áp thuế có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng và buộc họ phải tính toán lại hoạt động.

Ngoài ra, hơn 75% số thành viên tham gia khảo sát của hiệp hộicho biết thuế quan sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của họ, dẫn đến sức ép về tài chính và khả năng tiếp cận thị trường hạn chế hơn.

Ở góc độ rộng hơn, hơn 85% các doanh nghiệp thành viên cho rằng thuế quan sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế Việt Nam. Theo nhận định của các doanh nghiệp tham gia khảo sát, thuế quan sẽ khiến trao đổi thương mại hạ giảm, làm gián đoạn các quan hệ kinh doanh lâu dài cũng như khiến người tiêu dùng Mỹ chịu giá cả tăng.

Cần biết Việt Nam hiện là nước có thặng dư thương mại cao thứ 3 với Mỹ, sau Trung Quốc và Mễ Tây Cơ. Theo dữ liệu của sở thống kê Mỹ, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đạt mức kỷ lục vào năm ngoái, với hơn 123 tỷ Mỹ kim.

https://www.voatiengviet.com/a/amcham-phan-lon-doanh-nghiep-my-lo-ngai-trum-ap-thue-hang-hoa-viet-nam/7979184.html

3/ HAI MÁY BAY PHI LUẬT TÂN VÀ TRUNG QUỐC XÉM ĐỤNG NHAU TRÊN KHÔNG

Lực lượng tuần duyên Phi Luật Tân cáo buộc hải quân Trung Quốc có hành động nguy hiểm vào hôm qua 18/2 khi bay gần một máy bay của Phi đang tuần tra một bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông.

Tuần duyên Phi cho biết là máy bay của lực lượng chuyên trách về đánh bắt cá của chính phủ Phi đang thực hiện chuyến bay trên bãi cạn Scarborough, một rạn san hô và bãi đánh cá chính bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân. Tuy nhiên một trực thăng của hải quân Trung Quốc đã bay gần máy bay tới 3thước, và lực lượng tuần duyên Phi Luật Tântuyên bố là "vi phạm rõ ràng và coi thường trắng trợn" các quy định về hàng không.

Bộ tư lệnh quân khu miền nam Trung Quốc nói rằng máy bay của Phi Luật Tânđã "xâm phạm trái phép" vào không phận của Trung Quốc và cáo buộc Phi Luật Tân "lan truyền những câu chuyện sai sự thật".

Quân đội Trung Quốc đã triển khai lực lượng hải quân và không quân để theo dõi, cảnh báo và xua đuổi chiếc máy bay nói trên. Trong tuyên bố của mình, Bắc Kinh cáo buộc hành động  của Manilađã "vi phạm nghiêm trọng" chủ quyền của Trung Quốc.

Được đặt theo tên một con tàu của Anh bị mắc cạn trên rạn san hô gần 3 thế kỷ trước đây, bãi cạn Scarborough là một trong những thực thể hàng hải gây tranh chấp nhiều nhất ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh và Manila đã nhiều lần đụng độ.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, một tuyến hải lộ quan trọng đối với hơn 3 ngàn tỷ Mỹ kim thương mại hàng năm, khiến nước này bất đồng với Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam.

Phán quyết trọng tài năm 2016 đã bác bỏ yêu sách mở rộng của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh không công nhận phán quyết này.

https://www.voatiengviet.com/a/7978950.html

4/ NGA – MỸ BẮT ĐẦU CUỘC ĐỐI THOẠI VỀ UKRAINE TẠI SAUDI ARABIA

Phái đoàn cấp cao của Nga và Mỹ, cầm đầu bởi2 ngoại trưởng, vào hôm qua 18/2 đã bắt đầu cuộc hội đàm tại thủ đô Ryad của Saudi Arabia, nhằm khởi động lại quan hệ đã bị gián đoạn sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bối cảnh Kiev và các nước Âu châu lo ngại sẽ có nhũng thỏa thuận sau lưng họ về cuộc chiến tranh tại Ukraine. Cả Ukraine và Âu châu đều không được mời tham dự cuộc họp này.

Đây là cuộc đối thoại đầu tiên ở cấp bộ trưởng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2  năm 2022. Cuộc họp là kết quả của cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin vào tuần trước.

Không có cái bắt tay nào trước ống kính máy quay, không có tuyên bố nào với báo chí, cuộc họp bắt đầu trước 10 giờ rưởi sáng trong bầu không khí rất căng thẳng.Ngồi quanh bàn họp, mọi người đều giữ nét mặt căng thẳng, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngồi đối diện nhau.

Tham gia cuộc hội đàm về phía Mỹ có Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và đặc phái viên về Trung Đông Steve Witkoff. Phía Nga có Yuri Ushakov, cố vấn ngoại giao của ông Putin.

Đại diện nước tổ chức cuộc gặp gỡ có ngoại trưởng Saudi Arabia và cố vấn an ninh quốc gia cũng tham dự phần đầu cuộc họp.

Cả hai bên đều cố gắng giảm thiểu kỳ vọng, nhưng cuộc gặp gỡ này đánh dấu sự thay đổi ngoạn mục trong quan hệ Hoa Kỳ và Nga, điều mà các nước Âu châu đang lo sợ.

Tại Nga, từ hôm qua người ta bắt đầu nói đến việc giảm nhẹ trừng phạt. Giả thuyết này về mặt chính thức không đặt ra trên bàn thảo luận tại Ryad. Nhưng truyền thông Nga tin vào điều đó vì trong các cuộc hội đàm tại Saudi Arabia có sự hiện của ông Kirill Dmitriev, người cầm đầu quỹ đầu tư nhà nước Nga. Hơn nữa, nhân vật này là người nổi tiếng được ông Putin tin cậy. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250218-nga-m%E1%BB%B9-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-c%E1%BA%A5p-cao-t%E1%BA%A1i-ryad

No comments:

Post a Comment