Sự Kiện: Tháng
Giêng là tháng ăn chơi. Tháng hai trồng đậu trồng khoai trồng cà. Tháng Ba thì đậu
đã già, Ta đi ta hái về nhà phơi khô......Người VN tham dự những Lễ Hội Mùa
Xuân, một nét văn hóa nông nghiệp đang dần dần biến mạt trên quê hương!
Kịch Bản
ML- Chào anh HD và anh TH. ML nghe mấy người bạn ở VN
bảo, còn “mồng” là còn tết, nghĩa là làm sao hai anh?
TH- Chào chị ML và anh HD, theo TH hiểu thì chữ “mồng”
trong lịch có nghĩa là từ ngày 1 đến ngày 10 trong tháng. Những ngày sau đó
không còn dùng chữ “mồng nữa. Theo thông
lệ ở nước ta, Tết là thời kỳ nghỉ dài, thường là đến 10 ngày. Có lẽ từ đó mà
người ta bảo còn “mồng” là còn Tết là vậy chăng?
HD- Chào chị ML và anh TH. Theo HD tìm hiểu thì VN là
quốc gia sống về nông nghiệp, công việc chính là trồng lúa, Tết Nguyên Đán là
lúc bà con nông dân không bận công việc đồng áng, nên việc ăn tết chẳng những
10 ngày, mà có thể kéo dài cả tháng. Chẳng thế mà lúc còn nhỏ HD đã thuộc mấy
câu ca dao về nhà nông như: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi. Tháng hai trồng đậu
trồng khoai trồng cà. Tháng Ba thì đậu đã già, Ta đi ta hái về nhà phơi khô”.
Nên hôm nay vẫn còn ăn tết đấy!
ML- Như thế bà con nông dân sống ở nông thôn cũng sướng
đấy chứ, chẳng bù cho những người sống ở thành thị, ML thấy người ta làm việc
đầu tắt mặt tối quanh năm suốt tháng, ngày Tết được nghỉ 3 ngày là đã mừng lắm
rồi. Như vậy theo âm lịch thì hôm nay là ngày Mồng Mười tháng Giêng, tức là ngày
ăn tết cuối cùng, vậy hai anh làm gì hôm
nay?
TH- Mình sống ở Mỹ nên chỉ ăn tết “online” cho đỡ thèm,
đỡ nhớ những ngày tết tưng bừng vui tươi ở quê nhà thuở nào thôi chứ có cảm
thấy Tết nhất gì đâu anh chị.
HD- Đúng vậy, ở VN bà con ta ăn tết vui vẻ.Bên Mỹ này ở
những nơi có cộng đồng VN cũng tổ chức hội tết đấy, như ở Miền Nam California,
ngoài Chợ Tết rất linh đình, còn có các Hội Tết do Cộng Đồng hay Hội Sinh Viên
VN tổ chức nữa. Riêng tại thành phố Westminster năm nào cũng có diễn hành tết rất
được người dân địa phương ngưỡng mộ đấy.
ML- Những ai sống ở những nơi không có người Việt thì
đành phải ăn tết “online” như anh TH nói, như vậy cũng hay, nhờ kỹ thuật truyền
thông chúng ta còn có thể chung vui với bà con ở VN và nhiều nơi khác nữa. ML
chưa có cơ hội ra Bắc, nghe đâu ở ngoải có rất nhiều Lễ Hội Mùa Xuân. Hai anh
có biết về các lễ hội ấy không?
TH- Lễ Hội Mùa Xuân ở nước ta là nét đẹp văn hóa dân gian
đã có từ hàng ngàn năm trước. Kể ra thì thì rất dài dòng. THtóm tắt mấy lễ hội
chính mà thôi:Ở Miền Bắc cónhững Lễ Hội đậm nét truyền thống và tín ngưỡng. Miền
Bắc là cái nôi của nền văn hóa dân tộc lâu đời, vì thế các lễ hội mùa xuân ở đây
thường mang tính tâm linh, lịch sử và gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh
hùng dân tộc....Tiêu biểu là Lễ Hội Chùa Hương ở Hà Nội. Hành hương lớn nhất
miền Bắc, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.Hội Gióng ở Hà Nội. Truyền thuyết
Thánh Gióng đánh giặc Ân.Lễ Hội Đền Trần ở Nam Định – Khai ấn cầu tài lộc, đậm nét
tâm linh.Lễ Hội Lim ở Bắc Ninh – đó là hội hát quan họ, nét văn hóa nghệ thuật dân gian. Và Lễ Hội Đền
Hùng ở Phú Thọ – Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ công lao dựng nước của Đức
Quốc Tổ.
HD. Vào đến Miền Trung có các Lễ Hội gắn với biển cả và anh hùng dân tộc.
Địa hình Miền Trung trải dài, có đồng bằng, núi non và biển cả. Vì vậy, lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng biển, tâm linh Phật Giáo và tưởng nhớ anh hùng dân tộc, như
Lễ Hội Cầu Ngư, từ Nghệ An đến Khánh Hòa. Cầu cho mưa
thuận gió hòa, biển yên cá đầy.Lễ Hội Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Thanh Hóa, Nghệ
An – mang nét tín ngưỡng thờ Mẫu của người
miền Trung.Lễ Hội Tây Sơn - Đống Đa ở Bình Định – Tưởng nhớ vua Quang Trung,
chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.Lễ Hội Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang, Khánh Hòa – Đây
là Lễ hội văn hóa của người Chăm, thờ nữ thần Ponagar. Và còn có Lễ Hội Đền
Huyền Trân Công Chúa ở Huế – Tôn vinh công chúa nhà Trần đã giúp mở rộng bờ cõi
về phương Nam.
ML. ML là dân Sài Gòn nên hiểu chút ít về Miền Nam, nơi có
nền văn hóa pha trộn giữa người Việt, Khmer, Hoa, Chăm, vì thế lễ hội mùa xuân
ở đây rất đa dạng, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ thần và văn hóa Nam Bộ.
Trước nhất là Lễ Hội Bà Chúa Xứ ở An Giang – Đó là Lễ Hội lớn nhất Nam Bộ, cầu
may mắn, bình an. Rồi đến Lễ Hội Miếu Bà
Thiên Hậu ở Bình Dương – Người Hoa tổ chức để cầu tài lộc, buôn bán thuận lợi.
Đến Hội Xuân Núi Bà Đen ở Tây Ninh – Hành hương lên đỉnh núi, cầu phúc lộc. Còn
có Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi ở An Giang mang đậmnét văn hóa của người Khmer.Lễ Hội
Nghinh Ông ở Cà Mau, Bạc Liêu và Vũng Tàu – Thờ cá Ông (cá voi), bảo hộ ngư dân
đi biển.
TH- Theo các tài liệu nghiên cứu sâu rộng về văn hóa VN,
thì các Lễ Hội Mùa Xuân trên toàn cõi VN có đến cả chục ngàn, vì mỗi thôn xóm,
làng mạc ở các địa phương, mỗi nơi đều có những sinh hoạt vào mùa xuân như chọi
trầu, cờ người, bơi thuyền, trèo cột mỡ, đánh vật, đối văn... vào những ngày
xuân. Những sinh hoạt này truyền tụng từ đời này qua đời khác, tuy có ít nhiều
đổi thay, nhưng cho thấy người VN rất yêu chuộng những sinh hoạt ở làng xóm của
mình. Chẳnt thế mà có câu “Phép vua thua lệ làng” là như thế.
HD- Tuy ngành nông nghiệp ở VN đã có nhiều thay đổi, đất
nước đang bước dần sang lãnh vực kỹ nghệ, làm cho những sinh hoạt văn hóa ở
nhiều nơi cũng biến dạng. Hy vọng VN vẫn duy trì được những truyền thông tốt
đẹp như Trẩy Hội Chùa Hương, Lễ Hội Đền Hùng, kỷ niệm chiến thắng Đống Đa....
Đó chính là hồn của dân tộc đấy.
ML- ML có một nhận xét, trong mấy năm gân đây, nhà nước
CSVN tổ chức các lễ hội, nhưng những người tham dự, nhất là giới trẻ đã thiếu ý
thức trách nhiệm như chen lẫn, xô đẩy, giành giật nhau trông rất mất trật tự!
TH- Đó là hệ quả củahệ thống giao dục phá sản của CSVN mà ra. Chúng ta sẽ có dịp bàn về đề tài ấy trong một dịp khác. ......Hôm nay cứ xem như là ngày “Du Xuân” cuối cùng của năm nay vậy. Chúc anh anh và và quí thính giả năm Ất Tỵ 2025 được mọi điều tốt đẹp.
No comments:
Post a Comment