Kính thưa quý thính giả, để điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần qua xin mời quý thính giả theo dõi buổi hội luận giữa DPV Hoàng Ân và PV Trường An, xin mời chị Hoàng Ân
PV Hoàng Ân: Thưa quí thính giả, trong tuần qua có nhiều sự kiện đáng chú ý đã xảy ra, nhưng vì thời gian không cho phép, nên hôm nay Hoàng An cùng PV Trường An sẽ trình bày một số sự kiện đáng chú ý sau;
Trong một công bố gây chấn động dư luận VN, Ngân hàng Thế giới (World Bank) vào cuối tuần qua công bố diện tích các nước trên thế giới, theo đó thì lãnh thổ VN đã bất ngờ bị thu hẹp từ năm 1999, hiện chỉ còn khoảng 310 ngàn cây số vuông, tức mất hơn 15 ngàn cây số vuông so với thống kê vào năm 1962. Anh vui lòng nói rõ hơn về vấn đề này?
PV Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Trong thập niên 1990 cũng là thời điểm mà đảng CSVN quyết định dựa vào Trung Cộng để cứu vãn chế độ sau làn sóng sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu. Từ 20 năm qua, đã có nhiều tố cáo là tập đoàn csVN đã dâng hiến hàng chục ngàn cây số vuông ở phía bắc cho Trung Cộng, trong đó có Ải Nam Quan và thác Bản Giốc, sau khi hai bên ký kết mật ước Thành Đô.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới, vào năm 1961, diện tích VN là 325 ngàn 400 cây số vuông, nhưng đến năm 2015 thì chỉ còn 310 ngàn cây số vuông, tức mất hơn 15 ngàn cây số vuông, xấp xỉ diện tích của tỉnh Thanh Hóa và lớn hơn cả diện tích đất của Lebanon.
Các số liệu này đến từ một định chế quốc tế, đã chứng minh rõ rệt là tập đoàn csVN thật sự đã bán nước, dâng nhượng đất đai cho giặc Tàu, một trọng tội mà những ai phạm phải sẽ bị “tru di cửu tộc”, theo thánh lệnh của vua Trần Nhân Tông vào 800 năm trước.
PV Hoàng Ân: Theo như tôi được biết, ba thành viên trong lực lượng cưỡng chế đất tại Đắc Nông đã bị bắn chết và 15 người khác bị thương, khi đưa máy ủi đến san bằng một khu đất ở huyệnTuy Đức. Xin anh nhắc lại sự việc này cho quý thính giả của đài cùng nghe?
PV Trường An: Đúng như chị vừa nói!
Ba thành viên trong lực lượng cưỡng chế đất đã bị bắn chết và 15 người khác bị thương, khi đưa máy ủi đến san bằng một khu đất ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông.
Ngay sau khi đăng tin đươc vài giờ đồng hồ một số tờ báo lề đảng đã tháo gỡ bản tin này, trong khi một số tờ báo khác thì chạy tít là 3 nhân viên kiểm lâm bị bắn chết trong khi thi hành nhiệm vụ. Trong bản tin trước khi gỡ bỏ, tờ Tuổi Trẻ cho biết là công ty Long Sơn khi đưa máy ủi đến khu đất bị trưng thu thì xảy ra đụng độ với người dân. Đây là khu đất rộng một ngàn mẫu mà nhà cầm quyền ra lệnh trưng thu từ mấy năm qua nhưng bị người dân chống đối một cách kịch liệt.
Ngoài 3 thành viên bị bắn chết trong cuộc xung đột, còn có 15 người khác bị thương, trong đó có 3 người đang trong tình trạng nguy kịch ở bệnh viện. Giới chức công an tỉnh Đắc Nông đang nỗ lực truy lùng 4 nghi phạm đã nổ súng vào đoàn người cưỡng chế đất đai.
PV Hoàng Ân: Ngay sau khi sự việc này xảy ra thì phía nhà cầm quyền VN có lên tiếng gì không thưa anh?
PV Trường An: Được biết Thứ trưởng bộ công an VN đã đến tỉnh Đắc Nông để đích thân chỉ huy cuộc điều tra về vụ nổ súng bắn chết 3 thành viên thuộc lực lượng cưỡng chế đất đai ở huyện Tuy Đức vào hôm Chủ nhật. Một số nguồn tin cho biết là một nghi can đã bị bắt, trong khi 3 nghi can khác đang bị truy nã.
Trong khi đó thì giới đấu tranh cho dân oan lên tiếng cảnh cáo là sẽ có thêm nhiều vụ nổ súng nữa nếu như nhà nước VN không kiểm soát chặt chẽ tình trạng trưng thu đất đai vô tội vạ của giới quan chức địa phương. Luật sư Hà Huy Sơn tuyên bố là nguyên nhân dẫn đến vụ nổ súng ở Đắc Nông là do luật pháp VN không công nhận quyền tư hữu về đất đai nên sản sinh ra nhiều bất công vì giới chức địa phương có quyền ra lệnh thu hồi đất đai của người dân bất cứ lúc nào.
Xin nhắc lại là khu đất bị tranh chấp ở huyện Tuy Đức rộng gần một ngàn mẫu, được hàng trăm người dân khai hoang suốt nhiều năm qua. Giới báo chí lề đảng cũng loan tải những thông tin bất nhất về vụ nổ súng kháng cự lực lượng chiếm đất vào hôm Chủ nhật 23/10. Có báo loan tin là 3 nhân viên bị bắn chết là kiểm lâm viên, trong khi một số báo khác thì nói rằng 3 người chết và 15 người khác bị thương đều là nhân viên công ty Long Sơn, tức công ty được nhà cầm quyền bán lại khu đất này.
Trong khi đó thì kể từ đêm Chủ nhật vừa qua, hàng chục gia đình ở làng Dương Nội, quận Hà Đông – Hà Nội, đã thức trắng đêm để giữ đất sau khi nhận được tin nhà cầm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế khu đất thuộc nghĩa trang Giải Phướn vào hôm sau. Vào buổi chiều, lực lượng cưỡng chế đã dựng lều và đưa xeủi đến sát nghĩa trang để chuẩn bị cho việc san bằng nghĩa trang để xây dựng khu đô thị có tên Lê Trọng Tấn – Geleximco.
PV Hoàng Ân: Trong một diễn biến mới nhất vào hôm 24/10 vừa qua, hơn 70 dân biểu thuộc 14 quốc gia đã đồng gửi thư đến Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc, nội dung yêu cầu trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và người phụ tá của ông là cô Lê Thu Hà. Anh có ghi nhận như thế nào về việc này?
PV Trường An: Đúng vậy, trong bức thư ký ngày 24/10, 70 dân biểu ở nhiều quốc gia nhắc nhở ông Phúc về công ước nhân quyền quốc tế mà nhà nước VN đã tự nguyện ký kết. Lá thư đề nghị VN phải hủy bỏ các cáo buộc đối với LS Đài và cô Lê Thu Hà, đồng thời trả tự do cho họ. Cần nhắc lại, LS Đài và cô Thu Hà bị bắt giam vào ngày 16/12/2015 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Lá thư nói trên là do nữ dân biểu Marie-Luise Dott của nước Đức khởi xướng. Trong thư, các dân biểu nhấn mạnh rằng, việc bắt giam LS Nguyễn Văn Đài là một vết nhơ trong hồ sơ nhân quyền VN và gây mất niềm tin của thế giới đối với chế độ VN.
Trong khi đó thì hàng ngàn người Việt trên khắp thế giới đã cùng ký tên vào lá thư phản đối bạo quyền VN đã bắt giam blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào hôm 10/10, cũng với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Lá thư khẳng định là Mẹ Nấm vô tội, vì cô Như Quỳnh chỉ sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình để lên án thảm họa Formosa và bênh vực cho hàng triệu người dân đang khốn khổ vì thảm họa này.
PV Hoàng Ân: Câu hỏi cuối muốn được hỏi là anh có ghi nhận như thế nào trước việc một số hội đoàn dân sự xã hội tại VN vừa công bố một lá thư mang nội dung sát cánh cùng với các giáo dân Công giáo và ngư dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường và phản đối nhà máy Formosa, thủ phạm đã gây ra thảm họa cá chết ở ven biển 4 tỉnh miền trung?
PV Trường An: Được biết lá thư đề ngày 26/10 và đang được phổ biến trên các trang báo lề dân. Trong số những hội đoàn cùng ký tên có các tổ chức tôn giáo, Phong trào Lao động VN, nhiều trí thức nổi tiếng và cựu đảng viên cộng sản, cùng nhiều tổ chức người Việt ở hải ngoại. Lá thư khẳng định quyết tâm sát cánh cùng người dân miền Trung trong vụ kiện tập đoàn Formosa ra tòa án.
Trong khi đó thì tệ nạn ô nhiễm môi trường ở VN vẫn tiếp tục gia tăng, với hàng loạt cá chết ở hồ Linh Đàm – Hà Nội, dạt vào bờ dài cả cây số và bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Vào đêm đó, nhà cầm quyền Hà Nội đã nỗ lực vớt cá chết mang đi tiêu hủy. Và tương tự như hiện tượng cá chết ở Hồ Tây vào hai tuần trước, nguyên nhân cá chết ở hồ Linh Đàm được nhà cầm quyền giải thích là do “thiếu dưỡng khí”.
Nhưng dư luận đặt câu hỏi là nếu thật sự cá chết ngạt vì thiếu dưỡng khí chứ không phải bị nhiễm độc thì tại sao không cho phép người dân vớt cá mang về ăn mà lại vội vã mang đi tiêu hủy?
ĐPV Hoàng Ân: Do thời gian có hạn nên TA và HA xin được tạm dừng cuộc nói chuyện tại đây. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại anh và quý thính giảtrong chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment