Thảm họa môi trường từ Vũng Áng lan ra 4 tỉnh miền Trung đã làm cho toàn thể dân Việt trong nước cũng như ngoài nước thổn thức phẫn nộ. Phản ứng của người dân Nghệ Tĩnh nói riêng và dân Việt nói chung càng ngày càng mãnh liệt, với các vụ khởi kiện, biểu tình, hiệp thông cầu nguyện, và hội thảo, đang làm vang vọng tiếng gào thét đòi công lý và sự thật. Đây chính là tiếng chuông ngân từ ngọn tháp giáo đường, tiếng sóng gầm từ lòng biển cả, hay tiếng nức nở từ tâm hồn thốt ra thành lời kinh nghẹn ngào mà bi hùng của những con tim uất nghẹn..
Theo dõi cuộc tuần hành của giáo dân từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, Dũ Lộc, Quy Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh trước cổng công ty Formosa, sáng Chủ Nhật 2/10 không ai cầm nỗi nước mắt. Những giọt nước mắt căm hờn nội thù và ngoại tặc. Những giọt nước mắt cảm thương đồng bào khốn khổ và đất nước điêu linh. Nhưng đó cũng là những giợt nước mắt xúc động và phấn khởi trước khí thế đấu tranh hào hùng của dân Việt, như thể bão nỗi cuồng phong, đúng như lời của Linh Mục Trần Đình Lai trả lời Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi:
“Đây là sự chỗi dậy của dân tộc, của dân nghèo bị áp bức”
Điều cần nhấn mạnh là cuộc biểu dương sức mạnh tại Vũng Áng, cũng
như tại Quỳnh Lưu và Xã Đoài trước đây, đều nêu cao ngọn cờ chính nghĩa
làm chủ đạo cho công cuộc đấu tranh đòi trong sạch hóa môi trường và
minh bạch hóa chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Trước tiên, đó là chính nghĩa của lòng nhân ái bao dung mà cha ông chúng ta đã soi sáng trong Bình Ngô Đại Cáo: “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo.”. Hôm nay chính nghĩa nhân ái bao dung của dân tộc lại vang vọng tại Vũng Áng qua lời kinh Hòa Bình của Thánh Francis Assisi được dân chúng tuyên xưng:
Để con đem ánh sáng vào nơi tối tăm.
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục
Nơi tối tăm và lăng nhục hôm nay chính là Thiên Đường Mù, là Đêm Giữa Ban Ngày, là Đồng Lầy tại Việt Nam do cộng sản tạo nên với bức màn sắt và lá cờ máu phủ xuống, che kín trời xanh, làm nhơ biển cả, biến Việt Nam thành ngục tối khổng lồ, biến thiên đường thành địa ngục đến nỗi Nguyễn Chí Thiện phải kêu lên:
Trời đất ơi! nếu có qủy thần
Qủy thần sao dung tha mãi nó?
Tiếp đến, lời kinh Vũng Áng cũng tuyên xưng chính nghĩa hòa bình và chân lý của dân tộc:
Đem an hòa vào nơi tranh chấp
Đem chân lý vào chốn lỗi lầm
Trong khi cộng sản Việt Nam chủ trương chia rẽ, gây hận thù giữa các tôn giáo, giữa người dân và chính quyền, giữa người Bắc người Nam, giữa người giàu kẻ nghèo, hay hơn nữa giữa con cái với cha mẹ, vợ chồng anh chị em, thì dân Việt vẫn chủ trương hòa bình để xóa bỏ thù hận “đem an hòa vào nơi tranh chấp”. Cũng thế trong khi cộng sản Việt nam chủ trương lừa đối, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử, thì dân Việt vẫn quyết phục hồi chân lý đế xóa bỏ lầm lạc “đem chân lý vào chốn lỗi lầm”.
Ngoài ra, đó cũng là chính nghĩa được tuyên xưng tại Vũng áng còn là lời kinh của đau khổ, hy sinh và hy vọng:
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời
Oai hùng thay! Dòng Sinh mệnh dân tộc nổi trôi trên lửa máu. Nhưng dân Việt đã vươn lên trong khổ đau, đã trưởng thành trong nỗi chết, nên mới có thể trường tồn qua bao sóng gió nghiệt ngã! Chính nhờ những hy sinh cao cả và lớn lao của dân tộc, dám dâng hiến mạng sống cho non sông, nên máu đã nở thành hoa, và dân tộc Việt Nam mới có thể vui hưởng thanh bình, thịnh vượng như vườn hoa muôn màu muôn sắc, đúng như Nguyễn Chí Thiện đã mơ ước:
Nếu chúng ta đồng tâm tất cả
Lấy máu đào tươi thắm tưới cho hoa
Máu ươm hoa, hoa máu sẽ chan hòa
Hoa sẽ nở, muôn nhà muôn vạn đóa
Thông điệp chính nghĩa của Kinh Hòa Bình đã thấm vào máu dân tộc Việt, làm rung động những con tim còn ấm. làm sôi sục những dòng máu còn nóng như thể tiếng gọi tha thiết của non song.Từ đó, những lời kinh Vũng Áng đã dội vào lòng dân tộc, vang vọng khắp mọi miền đất nước.
Trong niềm đau chất ngất của dân tộc, Cô giáo Trần Thi Lam đã ngậm ngùi nêu câu hỏi:
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Dù không biết chắc đất nước sẽ về đâu, cô giáo Lam vẫn tin tưởng một ngày biển hồi sinh, cũng là ngày dân tộc phục sinh như thể lời kinh “ Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời:
Em ước một lần về với biển chiều nay
Đặt bàn tay lên trái tim nghe trùng dương rì rầm vọng về từ sâu thẳm
Em ước mình có thể giang tay ôm vào lòng từng con sóng
Nghe nhịp đập liên hồi để biết biển hồi sinh.
Nếu từ ngục tối, Nguyễn Chí Thiện đã mơ ngày đất nước thanh bình có tiếng sáo diều êm ả, thì cô giáo Lam cũng đã mơ ngày đất nước sạch bóng thù, để dân Việt thanh thản ngắm biển dưới ánh trăng:
Em ước một lần ngồi ngắm biển đêm trăng
Nghe lại bản tình ca của những “Nàng tiên cá”
Bản tình ca dở dang dội vào ghềnh đá
Thương bao nốt nhạc buồn buông xuống giữa thinh không.
Còn Ngô Minh Hằng, trước thông điệp Vũng Áng khổ đau, cũng hòa vào lời kinh để gào lên tiếng thét đòi công lý:
Nay thấy rõ rồi, tâm địa đảng
Hỡi ta, thức dậy, cứu ta nào !!!
Gọi nhau toàn quốc – vâng – toàn quốc
Đông triệu người, đảng giết được sao ?
Trước tiên, đó là chính nghĩa của lòng nhân ái bao dung mà cha ông chúng ta đã soi sáng trong Bình Ngô Đại Cáo: “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo.”. Hôm nay chính nghĩa nhân ái bao dung của dân tộc lại vang vọng tại Vũng Áng qua lời kinh Hòa Bình của Thánh Francis Assisi được dân chúng tuyên xưng:
Để con đem ánh sáng vào nơi tối tăm.
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục
Nơi tối tăm và lăng nhục hôm nay chính là Thiên Đường Mù, là Đêm Giữa Ban Ngày, là Đồng Lầy tại Việt Nam do cộng sản tạo nên với bức màn sắt và lá cờ máu phủ xuống, che kín trời xanh, làm nhơ biển cả, biến Việt Nam thành ngục tối khổng lồ, biến thiên đường thành địa ngục đến nỗi Nguyễn Chí Thiện phải kêu lên:
Trời đất ơi! nếu có qủy thần
Qủy thần sao dung tha mãi nó?
Tiếp đến, lời kinh Vũng Áng cũng tuyên xưng chính nghĩa hòa bình và chân lý của dân tộc:
Đem an hòa vào nơi tranh chấp
Đem chân lý vào chốn lỗi lầm
Trong khi cộng sản Việt Nam chủ trương chia rẽ, gây hận thù giữa các tôn giáo, giữa người dân và chính quyền, giữa người Bắc người Nam, giữa người giàu kẻ nghèo, hay hơn nữa giữa con cái với cha mẹ, vợ chồng anh chị em, thì dân Việt vẫn chủ trương hòa bình để xóa bỏ thù hận “đem an hòa vào nơi tranh chấp”. Cũng thế trong khi cộng sản Việt nam chủ trương lừa đối, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử, thì dân Việt vẫn quyết phục hồi chân lý đế xóa bỏ lầm lạc “đem chân lý vào chốn lỗi lầm”.
Ngoài ra, đó cũng là chính nghĩa được tuyên xưng tại Vũng áng còn là lời kinh của đau khổ, hy sinh và hy vọng:
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời
Oai hùng thay! Dòng Sinh mệnh dân tộc nổi trôi trên lửa máu. Nhưng dân Việt đã vươn lên trong khổ đau, đã trưởng thành trong nỗi chết, nên mới có thể trường tồn qua bao sóng gió nghiệt ngã! Chính nhờ những hy sinh cao cả và lớn lao của dân tộc, dám dâng hiến mạng sống cho non sông, nên máu đã nở thành hoa, và dân tộc Việt Nam mới có thể vui hưởng thanh bình, thịnh vượng như vườn hoa muôn màu muôn sắc, đúng như Nguyễn Chí Thiện đã mơ ước:
Nếu chúng ta đồng tâm tất cả
Lấy máu đào tươi thắm tưới cho hoa
Máu ươm hoa, hoa máu sẽ chan hòa
Hoa sẽ nở, muôn nhà muôn vạn đóa
Thông điệp chính nghĩa của Kinh Hòa Bình đã thấm vào máu dân tộc Việt, làm rung động những con tim còn ấm. làm sôi sục những dòng máu còn nóng như thể tiếng gọi tha thiết của non song.Từ đó, những lời kinh Vũng Áng đã dội vào lòng dân tộc, vang vọng khắp mọi miền đất nước.
Trong niềm đau chất ngất của dân tộc, Cô giáo Trần Thi Lam đã ngậm ngùi nêu câu hỏi:
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Dù không biết chắc đất nước sẽ về đâu, cô giáo Lam vẫn tin tưởng một ngày biển hồi sinh, cũng là ngày dân tộc phục sinh như thể lời kinh “ Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời:
Em ước một lần về với biển chiều nay
Đặt bàn tay lên trái tim nghe trùng dương rì rầm vọng về từ sâu thẳm
Em ước mình có thể giang tay ôm vào lòng từng con sóng
Nghe nhịp đập liên hồi để biết biển hồi sinh.
Nếu từ ngục tối, Nguyễn Chí Thiện đã mơ ngày đất nước thanh bình có tiếng sáo diều êm ả, thì cô giáo Lam cũng đã mơ ngày đất nước sạch bóng thù, để dân Việt thanh thản ngắm biển dưới ánh trăng:
Em ước một lần ngồi ngắm biển đêm trăng
Nghe lại bản tình ca của những “Nàng tiên cá”
Bản tình ca dở dang dội vào ghềnh đá
Thương bao nốt nhạc buồn buông xuống giữa thinh không.
Còn Ngô Minh Hằng, trước thông điệp Vũng Áng khổ đau, cũng hòa vào lời kinh để gào lên tiếng thét đòi công lý:
Nay thấy rõ rồi, tâm địa đảng
Hỡi ta, thức dậy, cứu ta nào !!!
Gọi nhau toàn quốc – vâng – toàn quốc
Đông triệu người, đảng giết được sao ?
Một triệu vùng lên là đảng chết
Vài ba triệu nữa, đảng nhừ xương
Niềm đau Vũng Áng, đau toàn quốc
Đứng dậy ta ơi tỏ lập trường !!!
Tiếng gào thét đòi tự do công lý của Ngô Minh Hằng cũng được Đặng Quang Chính chuyển tiếp, kêu gọi dân Việt quyết tử vơi cộng sản:
Còn chần chờ gì nữa đồng bào cả nước hãy ra tay
Đừng vô cảm tưởng rằng làm lơ thoát chết
Hãy một lần vùng lên đuổi thù trong giặc ngoại
Quyết tử một lần để đất nước hồi sinh!
Thế đó! Lời kinh hòa bình của Thánh Francis Assisi đuợc dân chúng Kỳ Anh cất vang tử Vũng Áng, cũng chính là lời kinh của dân tộc Việt Nam trước những thảm họa chồng chất của đất nước. Dân Việt bao dung nhân ái, nhưng một khi kẻ thù ngoan cố tiếp tục gieo rắc tội ác, thì dân Việt phải phất roi Phù Đỗng để trừ bạo tặc.
Nay dân Việt đang chết, chết trên thân xác cũng như chết trong tâm hồn. Thế nên dân Việt phải quyết tử để hồi sinh. Thiết tưởng, một khi dân Việt thấm nhuần thông điệp nhân ái, thông điệp chân lý, hoà bình và khổ đau của dân tộc, thì chắc chắn khổ giá sẽ trở thành vòng hoa chiến thắng. Dân Việt đang bị đóng đinh trên búa liềm, nhưng với lời kinh Vũng Áng, dân Việt sẽ nhìn thấy ánh vinh quang trên quê hương chữ yêu dấu.
Vài ba triệu nữa, đảng nhừ xương
Niềm đau Vũng Áng, đau toàn quốc
Đứng dậy ta ơi tỏ lập trường !!!
Tiếng gào thét đòi tự do công lý của Ngô Minh Hằng cũng được Đặng Quang Chính chuyển tiếp, kêu gọi dân Việt quyết tử vơi cộng sản:
Còn chần chờ gì nữa đồng bào cả nước hãy ra tay
Đừng vô cảm tưởng rằng làm lơ thoát chết
Hãy một lần vùng lên đuổi thù trong giặc ngoại
Quyết tử một lần để đất nước hồi sinh!
Thế đó! Lời kinh hòa bình của Thánh Francis Assisi đuợc dân chúng Kỳ Anh cất vang tử Vũng Áng, cũng chính là lời kinh của dân tộc Việt Nam trước những thảm họa chồng chất của đất nước. Dân Việt bao dung nhân ái, nhưng một khi kẻ thù ngoan cố tiếp tục gieo rắc tội ác, thì dân Việt phải phất roi Phù Đỗng để trừ bạo tặc.
Nay dân Việt đang chết, chết trên thân xác cũng như chết trong tâm hồn. Thế nên dân Việt phải quyết tử để hồi sinh. Thiết tưởng, một khi dân Việt thấm nhuần thông điệp nhân ái, thông điệp chân lý, hoà bình và khổ đau của dân tộc, thì chắc chắn khổ giá sẽ trở thành vòng hoa chiến thắng. Dân Việt đang bị đóng đinh trên búa liềm, nhưng với lời kinh Vũng Áng, dân Việt sẽ nhìn thấy ánh vinh quang trên quê hương chữ yêu dấu.
Ngô Quốc Sĩ, Minh Nguyệt, Hải Sơn tạm biệt, xin hẹn quí vị trong tiết mục TCYN lần tới.
No comments:
Post a Comment