Chủ Nhật 25.01.2015
Hoàng Ân:Trong khi tập đoàn lãnh đạo CSVN tiếp tục ca
ngợi mối quan hệ thắm thiết Việt – Trung nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết
lập bang giao, thì trong tuần qua nhiều nhóm dân sự đã lặng lẽ tưởng
niệm 41 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng tấn chiếm từ tay quân lực
VNCH vào năm 1974. Tuy nhiên ngay sau đó, các nhóm dân sự này đã bị công
an CSVN quấy phá và đàn áp. Xin anh nhắc lại sự kiện này để quý thính
giả của đài DLSN được tường tận hơn?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, một buổi lễ tưởng
niệm 41 năm hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974 – 19/1/2015) diễn ra trước
tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội đã nhanh chóng bị nhà cầm quyền CSVN huy
động đội quân Việt gian mặc thường phục đến quấy phá. Theo các hình ảnh
gửi đi trên các trang mạng xã hội thì một số tên Việt gian cộng sản được
công an bảo kê ngang nhiên tấn công, chửi rủa, lăng mạ, thậm chí nhổ
nước bọt vào những người đã tham dự buổi lễ tưởng niệm. Không chỉ quấy
phá, một tên Việt gian cộng sản đã ngang nhiên tấn công thô bạo cả những
người đến tham dự buổi lễ. Chỉ đến khi nhiều người phẫn nộ vây quanh
phản ứng, tên côn đồ do bị yếu thế liền được lực lượng công an giải cứu
bằng cách đưa lên xe tẩu thoát.
Thưa quý thính giả, Như chúng ta đều biết, một chính quyền làm ngơ
trước ngày tưởng niệm biển đảo của tổ quốc bị cướp bởi giặc ngoại xâm,
đồng bào bị sát hại. Một chính quyền sử dụng và bao che cho côn đồ ngang
nhiên lăng mạ, phỉ báng linh hồn những anh hùng vị quốc vong thân, gọi
những người đã anh dũng hi sinh vì chủ quyền biển đảo là phản động, là
bán nước.
Qua đó chúng ta có thể thấy nhà cầm quyền CSVN đã cho thấy bộ mặt bán
nước qua hành vi bảo kê cho những tên Việt gian tay sai tấn công, phá
hoại những hoạt động tri ân những anh hùng, tử sỹ đã ngã xuống để bảo vệ
Hoàng Sa.
Hoàng Ân: Cũng trong tuần qua, một số nhà đấu tranh
cho dân chủ tại VN khi đi thăm tù nhân lương tâm Trần Anh Kim đã bị công
an chặn xe và đánh trọng thương. Anh có thể nói rõ hơn về sự việc này?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Một số nhà đấu tranh vào hôm 21/1 đã bị công an chận xe và hành hung
đến trọng thương khi đến Thái Bình thăm viếng tù nhân lương tâm Trần Anh
Kim vừa ra tù. Những người bị thương nặng có bà Trần Thị Nga và nhà báo
lề dân JB Nguyễn Hữu Vinh.
Nữ nghệ sĩ Kim Chi, một thành viên của nhóm 12 người này cho biết,
sau khi vào nhà thăm trung tá Trần Anh Kim khoảng 15 phút thì cả nhóm ra
về, nhưng công an đã vây xe và yêu cầu mọi người phải về đồn làm việc.
Khi cả nhóm lên tiếng tranh cãi về yêu cầu vô lý này thì bọn công an ra
tay đánh đập và lôi về đồn công an phường Trần Hưng Đạo ở thành phố Thái
Bình.
Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh bị đánh đến mặt mũi đầy máu ngay trên đường
và tiếp tục bị đánh đập ngay trong đồn. Anh Ngô Duy Quyền và chị Trần
Thị Nga, một phụ nữ từng bị công an đánh gẫy chân, cũng bị đánh đến
trọng thương nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa nhất quyết không chịu đưa đi
bệnh viện để cứu chữa.
Xin được nhắc lại là làn sóng công an hành hung giới bất đồng chính
kiến tại VN càng lúc càng gia tăng, với hàng chục vụ diễn ra trong một
năm qua, khiến giới bảo vệ nhân quyền quốc tế càng có thêm bằng chứng
đây là chủ trương chung của bạo quyền VN.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến mới đây, giới hoạt
động nhân quyền vào hôm 20/1 loan báo là có 14 người Thượng từ VN đào
thoát sang Cam Bốt, hiện trốn lánh trong rừng sâu và muốn xin tỵ nạn.
Anh có ghi nhận như thế nào về việc này?
Trường An: Theo như tôi được biết, đây là nhóm người
Thượng thứ hai đã đào thoát sang Cam Bốt trong vòng hai tháng qua. Vào
đầu tháng 12 năm ngoái, một nhóm 13 người Thượng cũng vượt biên sang Cam
Bốt và đang được Cao ủy Tỵ nạn LHQ chấp thuận đơn xin tỵ nạn để tránh
bị công an hai nước dẫn độ về VN.
Một nhân viên thuộc tổ chức nhân quyền tại tỉnh Rattanakiri cho biết
là có 5 người Thượng chạy sang Cam Bốt vào ngày 3/1 vừa qua, và sau hai
tuần thì có thêm 9 người khác, trong đó có 3 trẻ em, đào thoát thành
công. Nhân viên này cho biết là nhóm người Thượng này đang trốn trong
rừng sâu và cho biết lý do vượt biên là để tránh sự đàn áp của bạo quyền
VN.
Hoàng Ân: Thế còn việc Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi cầm quyền VN trả tự do cho các Blogger thì sao thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả.
Liên hiệp Âu châu đã yêu cầu bạo quyền VN phải trả tự do ngay lập tức
cho các blogger bị bắt, đặc biệt là những người đang bị bệnh nặng như
nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Lời yêu cầu nói trên được đưa ra trong cuộc họp thường niên về nhân
quyền lần thứ 4 với phái đoàn VN vào đầu tuần này. Bà Maja Kocihansic,
phát ngôn nhân về ngoại giao của EU, cho biết là phía Âu châu đã nêu lên
một số vấn đề quan trọng trong phiên đối thoại này, trong đó có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí và việc bạo quyền VN áp dụng các điều
khoản nực cười như điều 258 hay 88, trong bộ luật hình sự để bỏ tù những
người bất đồng chính kiến.
Bà này nói thêm là phía Âu châu cũng thúc giục bạo quyền VN cải tổ
nhân quyền và pháp luật để phù hợp với các nguyên tắc đề ra trong hiến
pháp và công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và xã hội. Phái đoàn
Âu châu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền được tiếp cận luật sư
và cải thiện các điều kiện giam giữ trong tù.
Hoàng Ân: Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế, anh có ghi nhận như thế nào về việc thêm một tập đoàn Vina phá sản tại VN?
Trường An: Theo như tôi được biết, một chủ trương
lớn của đảng đã trở thành sai lầm lớn khi tập đoàn sản xuất xe hơi VN,
viết tắt là Vinaxuki, đang hấp hối, phải bán sắt vụn để có tiền trả
lương nhân viên và khẩn cấp kêu gào nhà nước phải cứu giúp.
Sau nhiều lần kêu cứu, Tổng giám đốc Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên cho biết
ngành xe hơi VN đến nay chỉ có khả năng duy nhất là mua phụ tùng rồi
lắp ráp hay sản xuất một số thùng xe tải, ghế ngồi hay kính xe, bất kể
cơ quan này được sự ủng hộ của các nhà băng, được cơ quan thuế khen ngợi
nên hưởng rất nhiều ưu đãi.
Tôi xin được nhắc lại, theo chủ trương lớn của đảng CSVN thì đến năm
2018, ngành công nghiệp xe hơi VN sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa vào khoảng
40%. Tuy nhiên theo lời ông Huyên thì mấy năm qua, ngành này không còn
được nhà nước đầu tư vốn liếng để mở rộng. Trong 3 năm qua, Vinaxuki
phải bán hàng ngàn tấn sắt vụn và máy móc cũ kỹ để có tiền trả lương
công nhân. Từ con số hơn một ngàn người trước đây, hiện Vinaxuki chỉ còn
300 công nhân làm việc.
Hoàng Ân: Cám ơn anh PV Trường An đã chia sẻ các tin
tức và nhận xét để gửi đến thính giả của Đài ĐLSN. Kính chào tạm biệt
và hẹn gặp lại anh và quý thính giả trong chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment