GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 981 VẪN CÒN Ở BIỂN ĐÔNG
Hơn 4 ngày di chuyển từ đảo Hải Nam, giàn khoan Hải Dương 981 của
Trung Cộng vẫn còn lẩn quẩn ở Biển Đông, thay vì đã xuống tới eo biển
Malacca để sang Ấn Độ Dương như thông báo của tập đoàn dầu khí Trung
Cộng.
Diễn biến này đã thu hút sự chú ý của giới ký giả quốc tế trong cuộc
họp báo của bộ ngoại giao Hà Nội vào hôm qua. Phát ngôn nhân bộ này, bà
Phạm Thu Hằng, xác nhận là giàn khoan này vẫn còn ở Biển Đông nhưng
không trả lời cụ thể là giàn khoan hiện đang nằm ở vị trí nào trên biển,
cách bờ biển VN bao xa.
Tuy nhiên, bà Hằng cũng nhai lại luận điệu cũ rích là đảng và nhà
nước VN chủ trương giải quyết các vấn đề ở Biển Đông bằng biện pháp hòa
bình, tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
BỊ BẮT GIAM NHƯNG VẪN CÒN LÀ DÂN BIỂU QUỐC HỘI
Một sự kiện diễn ra trong mấy ngày qua cho thấy thêm tình trạng "luật
rừng" trong thể chế VN, qua vụ bắt giam nữ đại biểu quốc hội Châu Thị
Thu Nga về tội lừa đảo để chiếm đoạt hàng chục triệu Mỹ kim trong dự án
bất động sản B5 Cầu Diễn.
Một ngày sau khi bà Nga bị bộ công an bắt giam thì hội đồng nhân dân
thành phố Hà Nội ra quyết định bãi nhiệm tư cách nghị viên của bà Nga
trong hội đồng. Thế nhưng uỷ ban thường vụ quốc hội thì ban hành nghị
quyết có nội dung "tạm đình chỉ nhiệm vụ" của bà Nga, có nghĩa là vẫn
còn tư cách dân biểu quốc hội theo luật pháp VN. Điều này có nghĩa công
an đã vi phạm quyền đặc miễn giành cho giới dân biểu khi bắt giữ bà Nga.
Theo điều 58 của luật tổ chức quốc hội cộng sản thì nếu không có dự
đồng ý của quốc hội hay ủy ban thường vụ quốc hội thì không được bắt
giam hay truy tố đại biểu quốc hội, kể cả việc xét nhà. Thế nhưng điều
luật này lại hơi mâu thuẫn với câu "không được truy tố nói trên" khi quy
định là nếu bị tòa án kết tội thì đương nhiên mất tư cách đại biểu kể
từ ngày phán án.
LÁI BUÔN TRUNG CỘNG TIẾP TAY PHÁ HOẠI NỀN KINH TẾ VN
Tờ báo Thanh Niên trong số ra ngày hôm qua đã liệt kê những vụ thu
mua những sản vật kỳ dị của giới lái buôn Trung Cộng tại VN vào năm
ngoái.
Chẳng hạn như tại các tỉnh miền Trung thì ồ ạt thu mua cây cà gai leo
và lá trầu ở Bình Định, chuối ở Phú Yên, gỗ trắc "non" ở Khánh Hòa và
chỉ mua hoa chứ không mua trái thanh long ở Bình Thuận.Tất cả đều được
mua với giá rất cao trong thời gian đầu. Khi người dân đổ xô khai thác
theo kiểu tận diệt thì không thấy bóng dáng lái buôn khiến nhiều người
điêu đứng.
Trên cao nguyên thì thu mua gốc hay rễ tiêu tươi hay các loại đá mềm
có màu sắc rực rỡ. Và tại miền nam cũng diễn ra tình trạng tương tự khi
thu mua cá sấu còn nhỏ, cây sương sáo, ốc bưou vàng và chỉ mua hạt thay
vì mua trái mãng cầu ta.
Thế nhưng cho đến hôm nay vẫn không có một giới chức VN hay một nguồn
tin nào giải thích được lý do của việc thu mua có tính hủy diệt và gây
xáo trộn đời sống nông dân VN nói trên.
LẠI NỔ SÚNG Ở PARIS: MỘT NỮ CẢNH SÁT THIỆT MẠNG
Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau vụ tấn công khủng bố vào tòa soạn tuần
báo Charlie Hebdo ở Paris, một hung thủ dùng tiểu liên bắn chết một nữ
cảnh sát và gây trọng thương cho một cảnh sát khác ở Montrouge, thuộc
ngoại ô Paris. Hung thủ sau đó đã tẩu thoát, nhưng cảnh sát đã câu lưu
hai người tình nghi là đồng lõa.
Trong khi đó thì cảnh sát Pháp vẫn chưa lùng bắt được 2 hung thủ còn
lại đã gây ra vụ thảm sát ở tỏa soạn báo Charlie vào hôm thứ Tư, tuy
nhiên danh tính và hình ảnh của chúng đã được xác định và phổ biến trên
các cơ quan truyền thông báo chí. Vào hôm qua Tổng thống Pháp đã ra lệnh
toàn quốc để tang một ngày, với các công sở trên toàn quốc đều treo cờ
rũ và các phương tiện chuyên chở công cộng đều ngừng lại một phút vào
đúng 12 giờ trua để tưởng niệm 12 người đã chết.
Trước tòa soạn báo Charlie, người dân Paris tiếp tục xếp hàng mang
hoa và đốt nến trước di ảnh của các họa sĩ hí họa nổi tiếng. Trong khi
đó ban chủ nhiệm tờ báo tuyên bố là họ sẽ ấn hành 1 triệu bản trong số
tới, thay vì chỉ 60 ngàn tờ như thường lệ. Được biết là số báo xuất bản
đúng vào hôm thứ Tư bi thảm đã được người dân mua sạch.
Cần nói thêm tuần báo Charlie Hebdo có chủ trương không nhận quảng
cáo hay tài trợ của nhà nước để giữ vững tư thế độc lập của mình. Toàn
bộ nhân viên chỉ sống dựa vào tiền bán báo và gây quỹ yểm trợ.
CÁC THỦ LÃNH SINH VIÊN HỒNG KÔNG ĐẢ KÍCH CHÍNH QUYỀN NGAY TẠI TÒA ÁN
Thủ lãnh sinh viên Hồng Kông, anh Hoàng Chí Phong 18 tuổi, vào hôm
qua đã hùng hồn lên án tập đoàn lãnh đạo Hồng Kông nhận lương bổng từ
tiền thuế của dân nhưng lại xử dụng hệ thống pháp lý để đàn áp nguyện
vọng dân chủ của người dân.
Vào hôm qua, vị thủ lãnh trẻ tuổi họ Hoàng đã ra hầu tòa cùng với 28
nhà đấu tranh vì dân chủ Hồng Kông. Một thủ lãnh trẻ tuổi khác là Sầm
Cao Huy 21 tuổi cũng lên án chính quyền đã xử dụng tòa án như là một
công cụ chính trị để đàn áp dân chúng.
Trong khi đó thì hàng chục nghị viên Hồng Kông đã bỏ ra bên ngoài khi
nghị trường đang thảo luận về việc sàng lọc các ứng viên cho cuộc tổng
tuyển cử vào năm 2017. Khi đứng dậy rời hội trường, các nghị viên này đã
giương các cây dù màu vàng để thể hiện lập trường ủng hộ phong trào đòi
tự do bầu cử và ứng cử ở Hồng Kông.
TRUNG CỘNG BẮT ĐƯỢC 680 QUAN CHỨC ÔM TÀI SẢN TRỐN RA NƯỚC NGOÀI
Bộ công an Trung Cộng loan báo là họ đã bắt được khoảng 680 quan chức
bị truy nã nhưng đã ôm tài sản trốn ra được hải ngoại. Đây là con số sơ
khởi sau khi chiến dịch lùng bắt này, được đặt tên là "Săn Cáo", tiến
hành từ 5 tháng qua.
Tuyên bố trong cuộc họp báo vào hôm qua, bộ công an Trung Cộng cho
biết là trong số 680 quan chức này, có 390 người tự nguyện đầu thú, và
có 74 người tự động nộp số tài sản lên đến 16 triệu Mỹ kim.
No comments:
Post a Comment