Thứ Tư, ngày 21.01.2015
Mục đích của cuộc sống là gì? Phải
chăng là sống cho chính mình? Và sống cho chính mình là sống như thế
nào? Ngay bây giờ Nguyên Hồng qua chuyên mục Con Người Việt Nam sẽ trả
lời cho câu hỏi này, mời quý thính giả cùng theo dõi
"Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai
Sống làm nô lệ cho người khiến
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng nước
Sống lo phú quý, chẳng lo đời
Sống mà như thế đừng nên sống
Bài thơ trên do cụ Phan Bội Châu sáng tác để nói lên quan niệm sống của cụ trong thời đại của cụ.
Dĩ nhiên không hẳn ai cũng đồng ý với những vần thơ trên. Tùy theo
trình độ hiểu biết của mỗi cá nhân, quan niệm về cuộc sống của mỗi
người, mỗi thành phần trong xã hội, mỗi quốc gia – cá nhân sống trong
từng giai đoạn của lịch sử luôn luôn có cái nhìn về sự sống khác nhau
rất nhiều.
Mục đích của cuộc sống là gì? Câu hỏi này không phải dễ trả lời. Mà
cho dù có câu trả lời đi nữa thì chưa chắc sốđông có sự đồng thuận trong
mục đích của cuộc sống. Đồng thuận làđiều ai cũng muốn trong cuộc sống.
Bởi sự đồng thuần sẽ tạo ra sức mạnh của tập thểđang sống trong xã hội
đó, hoặc tạo ra sức mạnh của một dân tộc đó. Sự đồng thuận càng cao --
sức mạnh của tập thể, của dân tộc càng mạnh và có thể vượt được mọi trở
ngại của cuộc sống.
Có khi nào chúng ta ngồi lại, lắng đọng với tâm của mình, loại bỏ
những cám dỗ chung quanh để đặt câu hỏi với chính mình: mục đích của
cuộc sống là gì? Phải chăng mục đích của cuộc sống là để phục vụ hay
hưởng thụ? Và nếu để phục vụ thì phục vụ cho ai? Và để hưởng thụ thì
hưởng thụ cái gì?
Những câu hỏi bên trên chúng ta ít khi nào nghĩ đến, hoặc nếu có --
thì cũng thoáng qua như một ngọn gió lướt qua rồi chợt biến. Điều này
cũng dễ hiểu bởi với cuộc sống của hôm nay, chúng ta quá bận rộn với
nhiều thứ, theo đuổi nhiều thứ mà quên đi cái mục đích chính của cuộc
sống là gì.
Mục đích sống đầu tiên làSống cho chính mình
Nếu ai đó nói rằng tôi sống vì mọi người thì cá nhân này (1) không
biết mình nói gì (2) hoặc chỉ nói cho có nói, nói cho mọi người chúý đến
mình (3) hay cá nhân này tự lừa dối mình trong cuộc sống. Sự tự lừa dối
mình trong cuộc sống làđiều rất nguy hiểm và tạo ra nhiều hiểm họa cho
xã hội sau này.
Thực ra mục đích đầu tiên của cuộc sống là sống cho chính mình. Bởi
nếu chúng ta không quan tâm đến bản thân của mình thì làm sao nói chuyện
quan tâm đến những người khác? Bởi nếu sức khoẻ chúng ta không có thì
làm sao có thể nói chuyện phục vụ người khác? Bởi nếu đầu óc chúng ta
không minh mẫn thì làm sao cóđủ sáng suốt để có những quyết định không
sai lầm, không gây nguy hiểm cho những người chung quanh?
Có người cho rằng đây là quan niệm sống cá nhân chủ nghĩa. Điều này
đúng nếu chúng ta ngưng -- không đặt ra câu hỏi thứ hai: Sống Cho Chính
Mình là sống như thế nào?
Sống cho chính mình không có nghĩa là mình cố gắng học thành tài để
tạo ra thật nhiều tiền và từđó mới có thể phục vụ người khác. Nếu nói
như thế thì cuộc sống quáđơn giản. Thực tế thì cuộc sống luôn luôn phức
tạp, đặc biệt là cuộc sống của Con Người. Học thành tài làđiều ai cũng
muốn. Nhưng nếu chúng ta không có cơ hội để học thành tài thì chẳng lẽ
cuộc sống của chúng ta chấm dứt hay sao? Và nếu chúng ta có cơ may học
thành tài nhưng không làm ra tiền thì chúng ta không phục vụ được người
khác hay sao? Và nếu chúng ta học thành tài, làm ra nhiều tiền nhưng cái
làm ra nhiều tiền đó lại thiệt hại đến số đông khác trong xã hội -- thì
chủ trương sống cho chính mình còn phù hợp với mục đích của cuộc sống
hay không?
Sống cho chính mình --điều trước tiên -- là tự mình phải chuẩn bị cho
chính mình một số vốn kiến thức căn bản về tương quan giữa Con Người
với Con Người. Bởi nếu chúng ta không có những kiến thức này thì quan
niệm Sống Cho Chính Mình trở thành cá nhân chủ nghĩa và sẽ hại đến toàn
bộ xã hội. Chúng ta cần phải nắm rõtương quan giữa Con Người với Con
Người là một tương quan hữu tương, một tương quan chẳng đặng đừng. Bởi
là tương quan chẳng đặng đừng cho nên mọi sinh hoạt của Con Người luôn
luôn có những ràng buộc nhằm mục đích bảo đảm sự sống còn của Con Người,
của cộng đồng sống trong xã hội đó. Tùy theo vị trí của mỗi cá nhân
trong xã hội, bất cứ hành động của một cá nhân nào cũng đều ảnh hưởng
(xấu hay tốt) đến một hay nhiều người khác trong xã hội đang sống.
Hãy lấy vài thí dụ chứng minh lời nói bên trên. Trong cuộc sống của
vợ chồng, người chồng có thái độ vũ phu đánh đập người vợ thì hành động
đánh đập làm tổn thương đến người vợ vàđồng thời gây ấn tượng bạo hành
trong suy nghĩ của con cái. Cái ấn tượng này sẽ theo suốt cuộc đời của
con cái và có thể tạo ra một con người chỉ biết dùng hành động bạo hành
để giải quyết vấn đề. Ngược lại nếu người chồng biết dùng lý lẽ để giải
quyết vấn đề thì từ lối ứng xử này sẽ là một tấm gương cho con cái sau
này lớn lên đem ra áp dụng ngoài xã hội.
Hãy lấy một thí dụ khác mà sựảnh hưởng ở tầm rộng lớn có thể làm nguy
hại cả một cộng đồng, một dân tộc. Một vị thầy giáo giảng dạy những
điều hoàn toàn đi ngược lại với thực tế, hoặc sẵn sàng bán đề thi, bán
bằng cấp thì sẽ sản sinh trong tầng lớp xã hội một lớp người đi trên mây
(bịngu rủbởi những điều không có thật), một lớp người không có khả năng
ngoài khả năng dùng đồng tiền đểđạt cái mình muốn. Và nếu lớp người này
nằm trong vị trí lãnh đạo thì những chính sách, những quyết định đưa ra
rất là to nhưng hiệu quả lại rất nhỏ bởi không đủ trình độ để nhìn ra
vấn đề, hay nhận định vấn đề-- hầu đưa ra một giải pháp giải quyết vấn
đề.
Sống Cho Chính Mình được hiểu ở một nghĩa rất đơn giản là mỗi hành
động của mình làm, khi mình tạo ra đồng tiền để nuôi bản thân và
giađình, khi mình đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề -- ngoài việc
có lợi cho mình mà còn có lợi cho người khác, cho cộng đồng và không
làm hại đến sốđông khác sống trong cộng đồng mình đang sống. Nếu hành
động làm của chính mình có lợi cho chính bản thân và 1/3 số người sống
trong cộng đồng nhưng có hại cho 2/3 số người sống trong cộng đồng thì
không nên làm.
Sống Cho Chính Mình được hiểu là mình sẵn sàng làm những điều có
thểđem thiệt hại vềtài chính, an ninh cho chính mình nhưng có lợi cho
sốđông, có lợi cho sự sống còn của một dân tộc thì mình vẫn sẵn sàng làm
mà không ngần ngại, do dựbởi sự thiệt thòi cho bản thân. Hình ảnh sống
của những người tù lương tâm tại VN là hình ảnh Sống Cho Chính Mình
(phần nhỏ) mà trong đó gồm có Cho Dân Tộc Mình (phần lớn) và chính vì
thế mà họ không sợ tù đày và sẵn sàng sống cho cái mình tin làđúng, là
sự thật. Đây mới đúng là cái sống mà cụ Phan Bội Châu đã nói đến.
Nguyên Hồng
No comments:
Post a Comment