Thứ Bảy, ngày 24.01.2015
Kính chào quý vị thính giả, như
chúng ta đã biết, "Hội nghị Trung ương 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng
CSVN vừa kết thúc ngày 12 tháng 1 vừa qua. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA
tuần này xin mời quí thính giả theo dõi tiếp phần 2. Diễn giả cũng là
khách mời của chúng tôi là Luật Sư Trần Thanh Hiệp, cựu luật sư các tòa
thượng thẩm ở Sài Gòn và Paris, Pháp. LS Trần Thanh Hiệp năm nay trên 80
tuổi, tham gia chính trường Việt Nam liên tục 60 năm qua, và hiện là
chủ tịch Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền, Paris. Ông hiện cư ngụ tại
Paris, thủ đô nước Pháp.
HN: Trong buổi phát thanh trước, chúng ta đã bàn
tổng quát về HNTU10. Nay xin bàn vào chi tiết. Theo LS thì đâu là những
sự kiện đáng chú ý nhất của HNTU này?
TTH : Trước khi trả lời các câu hỏi của qúy Đài, tôi
thấy cần nêu lên 2 nhận định của tôi về những tính chất đặc biệt của
những vụ trao đổi về sinh hoạt chính trị nói chung ở dưới chế độ cộng
sản đương quyền ở Việt Nam.
Thứ nhất, cái mà giữa những môi trường xã hội không cộng sản, người
ta thường gọi là trao đổi thông tin về những sự thật đang diễn ra thì ở
môi trường xã hội cộng sản lại chỉ là những hiện tượng có những ý nghĩa
không là sự thật. Hai thí dụ. Một, tuy nói Đảng họp HNTW để bàn và giải
quyết những vấn đề của đất nước nhưng kỳ thực chỉ là bàn và giải quyết
những vấn đề của Đảng. Hai, hay khi nói "bỏ phiếu tín nhiệm" thì không
phải thăm dò để tuyển chọn những nhà lãnh đạo cho quốc gia mà là những
người sẽ nắm chức vụ trong Đảng.
Bởi vậy tìm xem đâu là những sự kiện đáng chú ý nhất của HNTW lần thứ
10 tức là tìm xem ở HN này Đảng đã giải quyết được những vấn đề gì vì
Đảng, cho Đảng. Những việc này có thể là chẳng có gì đáng chú ý, nếu
đứng về mặt lợi ích của đất nước mà nói.
Với hai dè dặt trên, tôi chỉ có thể trả lời các câu hỏi của qúi Đài
như một lời bàn đại khái rằng, nếu theo cách nhìn của ông Nguyễn Phú
Trọng thì "Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI
đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. HN đã chỉ đạo hoàn
thiện các dự thảo văn kiện Đại hội XII gửi đại hội đảng bộ các cấp đóng
góp ý kiến [...]các dự thảo văn kiện đã chắt lọc, phản ánh được kết quả
tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới và kiểm
điểm, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, sát với
thực tế và có nhiều phát hiện, đề xuất mới [...] Đồng thời, Trung ương
cũng đóng góp, gợi mở, cho nhiều ý kiến quan trọng, nhất là trên những
vấn đề lớn và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.". Theo tôi, ta cứ
tạm cho đó là những việc làm của Đảng và cho Đảng bề ngoài kể như đáng
chú ý. Nhưng bề trong thì không hẳn đã giải quyết được gi cho Đảng mà
chỉ cho một hay hai ba phe cánh trong Đảng. Như cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
đã hé lộ cho thấy.
HN: LS vừa đề cặp đến vụ "lấy phiếu tín nhiệm" và có
tin là TT NT Dũng được phiếu tín nhiệm cao nhất. Sự kiện này báo hiệu
điều gì? Có khả năng là NTDũng sẽ trở thành TBThư nhiệm kỳ tới không?
TTH- Việc Thủ Tướng NTDũng được phiếu tín nhiệm cao
nhất là điều đã thực sự xảy ra. Bởi vì chính ông Dũng là người chủ động
sắp xếp ch HNTW lần thứ 10 dược nhóm họp. Trước đây HN này đã phải hoãn
tới hoãn lui mấy lần chỉ vì ông Dũng chưa sắp xếp xong. Nay sắp xếp xong
trong chiều hướng có lợi cho mình, ông Dũng đã cho nó được khai diễn.
HN: Theo LS thì sự tranh chấp trong nội bộ của đảng CSVN có gay gắt không và hậu quả của nó sẽ ra sao?
TTH- Sự tranh chấp trong nội bộ Đảng giữa hai trung
tâm quyền lực, một bên phe ông NPTrọng, bên khác phe ông NTDũng, dưới
mọi hình thức, là điều không còn che dấu được ai nữa. Cuộc tranh chấp
này chắc chắn sẽ có những hậu quả quan trọng đối với cơ cấu, với quyền
lực của Đảng, của các phe trong Đảng, nếu không muốn nói sẽ là một ngã
rẽ của Đảng. Hai trung tâm quyền lực sẽ loại trừ nhau để sau cùng chỉ
còn một trung tâm thắng cuộc mà thôi.
HN: Câu hỏi cuối cùng của chúng tôi là theo LS thì liệu có thay đổi gì quan trọng trong ĐH12 của đảng CSVN năm 2016 không?
TTH : Nếu cuộc tranh chấp giữa hai phe là phe Tổng
bí thư và phe Thủ tướng tiếp diễn và leo thang thì Đại Hội Đảng lần thứ
XII, nsăm 2016 sắp tới tất phải mở đường cho những thay đổi lớn và tạo
nên một phong cảnh chính trị mới, đưa ông Nguyễn Tấn Dũng ngày một lên
thêm cao trong vai trò lãnh đạo cả Đảng lẫn Nhà Nước. Biến cố này có cải
thiện gì được tình trạng chung cho đất nước hay không, đó là điều không
thể khẳng định ngay lúc này. Hơn nữa, tình hình quớc tế, nội tình Trung
Quốc cũng sẽ vẫn còn là nhũng yếu tố có khả năng quyết định đối với số
phận của Việt Nam,. Nhầt là Đảng CSVN hiện nay đã mất đi thế chủ động
ngày trước, một mình một cõi, khi nó chưa lâm vào thế công cụ cho các
thế lực tài chánh và chính trị quốc tế như hiện nay. Hàng ngũ tàn dư của
cộng sản quốc tế đang thưa dần. Cu Ba đã được tạo điều kiện để từ giã
thế giới còm cõi này, Bắc Triều Tiên đang lên cơn sốt. Chỉ còn Trung
Cộng và Việt Nam cộng sản. Vẫn có không ít người không tin là Hà Nội và
Bắc Kinh sẽ thay đổi, cách này cách khác. Nhưng chính sự hoài nghi này
cũng sẽ bị thay đổi thành sự ngạc nhiên, không dự tính, nhưng sẽ được
lịch sử mang lại cho nhân loại, như đã xảy ra ở Liên Xô, Đông Au, Bắc
Phi, và Trung Đông ./.
No comments:
Post a Comment