Thưa quý thính giả,
Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ
chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng Nghĩa trang Yên Trung
(huyện Thạch Thất, Hà Nội), với tỉ lệ 1/500 để phục vụ nhu cầu chôn cất
cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước sau khi chết. Nghĩa trang này nằm
dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về phía Tây
với diện tích 120 mẫu, chôn được 2500 cán bộ. Báo chí Việt Nam không nói
khi nào nghĩa trang này sẽ bắt đầu khởi công, nhưng cho biết thời gian
hoàn tất là khoảng 36 tháng, ngân khoản là 1,400 tỷ (khoảng 61 triệu Mỹ
kim).
Dư luận Việt Nam đã không ngừng phản đối, nhiều người bày tỏ sự thất vọng trên trang mạng xã hội, cũng như trên báo chí về một dự án đầy tốn kém. Nhiều nhà báo, nhà bình luận, blogger và người dân bày tỏ quan điểm bất bình trên Facebook xung quanh chủ đề này.
Ngày 6/2/2018, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, cần xem xét kỹ, cân nhắc đối với dự án này vì trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn thì việc xây dựng một nghĩa trang tốn kém lớn như vậy là không hợp lý.
Đại tá Đinh Văn Huệ (cựu chiến binh có 70 tuổi đảng) nói: “Tại sao không nghĩ đến việc xây dựng một cây cầu, một bệnh viện, một trường học… cho những người dân ở vùng nghèo khó mà xây dựng nghĩa trang hoành tráng tốn hàng ngàn tỉ đồng? Việc này lãng phí, không cần thiết”.
Những người lâu nay tích cực lên tiếng vì sự tiến bộ ở Việt Nam, trong đó có các ông Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Xuân Diện, Võ Văn Tạo, và Nguyễn Văn Thọ, gọi dự án là “vô cảm” cũng như là “trái đạo lý”.
Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, nhà đấu tranh cho nhân quyền nói với đài VOA rằng, bà “không hiểu đầu óc những nhà lãnh đạo bị làm sao” và “trái tim họ để ở đâu” khi nghe tin về nghĩa trang Yên Trung: “Cuộc sống của dân quá trời khổ rồi thì không lo, lại đi lo cho mấy ông bà lớn đã chết rồi. Lo cho người sống mà không lo. Các đây vài năm thì xây tượng đài ở vùng dân tộc thiểu sổ, trong khi người miền núi đói rách, biết bao nhiêu khổ cực. Bây giờ lại đi xây nghĩa trang cho các ông bà lớn nữa thì chỉ biết lắc đầu thôi. Thật đúng là kinh hoàng, và thật sự là đau khổ, vì những người có chức có quyền không biết thương dân”.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, đồng thời là blogger nổi tiếng về đấu tranh vì tự do, dân chủ, cũng nói với VOA rằng, thực tế quyết định xây nghĩa trang Yên Trung không do chính phủ, mà là “chủ trương được Bộ Chính trị và Ban bí thư Trung ương đảng duyệt”. Tức là từ những cấp cao nhất trong bộ máy chính trị Việt Nam. Dự án “quá sức sai trái”, các quan chức cấp cao tự xem mình “như những ông vua”, làm nhân dân bất mãn, song với hiểu biết lâu năm về vận hành của đảng cộng sản Việt Nam, ông Chênh cho rằng, đảng sẽ không nhượng bộ trước đòi hỏi từ công chúng: “Những việc xuất phát từ chủ trương chính phủ, những bộ, các tỉnh, thì thường bị sai thì có thay đổi. Nhưng mà cái gì chủ trương từ đảng rồi thì họ rất khó thay đổi. Tôi nghĩ cái chuyện xây nghĩa trang cho lãnh đạo cao cấp này là xuất phát chủ trương từ đảng. Mà đảng họ nói là không theo đuôi quần chúng. Họ làm theo ý của họ. Cho nên tôi thấy khó mà thay đổi.”
Ông Chênh viện dẫn dự án bauxite ở Tây Nguyên trước đây là một minh chứng về việc đảng kiên quyết thực hiện chủ trương của họ bất chấp các góp ý, phản biện từ các giới trong xã hội. Đến nay, theo nhiều bài báo trong nước, dự án bauxite đã thể hiện tính không hiệu quả về kinh tế khi lỗ hàng nghìn tỷ, lẫn gây nguy hại cho môi trường, đúng như nhiều chuyên gia và các nhà phân tích đã cảnh báo trước đây hơn 10 năm.
Trong bài Của cải và vị thế của người chết viết trên Facebook cá nhân, Luật sư Lê Văn Luân đăng bình luận: “Chết rồi còn muốn phân chia giai cấp và vị thế bằng cách xây nghĩa trang thật nguy nga dành riêng cho cán bộ cấp cao an táng… Người sống còn không đủ ăn, đủ mặc, không đủ phương tiện đến trường, nợ công thì tăng cao làm kiệt quệ ngân khố, nhiều tỉnh còn làm công văn xin hỗ trợ gạo hoặc ngân sách để có tiền chi trả cho các hoạt động thường xuyên của địa phương, nhiều nơi còn nợ lương công chức, viên chức. Thế mà họ rảnh rang lại bày ra dự án lên tới hàng ngàn tỷ chỉ để lo khi lìa đời họ vẫn được hưởng vinh hoa phú quý…”.
Còn hầu hết người dân lao động đều phản đối chủ trương này. Họ cho rằng đây là hình thức tham nhũng. Khi còn sống đã tham nhũng, vơ vét, “ăn không trừ một cái gì của dân”, đến khi chết cũng còn tham nhũng trên mảnh đất chôn riêng, cũng đòi hơn người dân.
Sau 43 năm cưỡng chiếm miền Nam VN, cả nước do đảng CSVN lãnh đạo đã làm cho nền kinh tế suy thoái, tụt hậu, thua cả Miên và Lào. Mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn giao thông. Mỗi ngày hơn 315 người chết vì bệnh ung thư và đầy rẫy các vụ án mạng do cướp của giết người… Thế thì các cán bộ cao cấp của đảng cộng sản có xứng đáng được hưởng quy chế đặc biệt khi đã chết hay không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
Dư luận Việt Nam đã không ngừng phản đối, nhiều người bày tỏ sự thất vọng trên trang mạng xã hội, cũng như trên báo chí về một dự án đầy tốn kém. Nhiều nhà báo, nhà bình luận, blogger và người dân bày tỏ quan điểm bất bình trên Facebook xung quanh chủ đề này.
Ngày 6/2/2018, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, cần xem xét kỹ, cân nhắc đối với dự án này vì trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn thì việc xây dựng một nghĩa trang tốn kém lớn như vậy là không hợp lý.
Đại tá Đinh Văn Huệ (cựu chiến binh có 70 tuổi đảng) nói: “Tại sao không nghĩ đến việc xây dựng một cây cầu, một bệnh viện, một trường học… cho những người dân ở vùng nghèo khó mà xây dựng nghĩa trang hoành tráng tốn hàng ngàn tỉ đồng? Việc này lãng phí, không cần thiết”.
Những người lâu nay tích cực lên tiếng vì sự tiến bộ ở Việt Nam, trong đó có các ông Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Xuân Diện, Võ Văn Tạo, và Nguyễn Văn Thọ, gọi dự án là “vô cảm” cũng như là “trái đạo lý”.
Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, nhà đấu tranh cho nhân quyền nói với đài VOA rằng, bà “không hiểu đầu óc những nhà lãnh đạo bị làm sao” và “trái tim họ để ở đâu” khi nghe tin về nghĩa trang Yên Trung: “Cuộc sống của dân quá trời khổ rồi thì không lo, lại đi lo cho mấy ông bà lớn đã chết rồi. Lo cho người sống mà không lo. Các đây vài năm thì xây tượng đài ở vùng dân tộc thiểu sổ, trong khi người miền núi đói rách, biết bao nhiêu khổ cực. Bây giờ lại đi xây nghĩa trang cho các ông bà lớn nữa thì chỉ biết lắc đầu thôi. Thật đúng là kinh hoàng, và thật sự là đau khổ, vì những người có chức có quyền không biết thương dân”.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, đồng thời là blogger nổi tiếng về đấu tranh vì tự do, dân chủ, cũng nói với VOA rằng, thực tế quyết định xây nghĩa trang Yên Trung không do chính phủ, mà là “chủ trương được Bộ Chính trị và Ban bí thư Trung ương đảng duyệt”. Tức là từ những cấp cao nhất trong bộ máy chính trị Việt Nam. Dự án “quá sức sai trái”, các quan chức cấp cao tự xem mình “như những ông vua”, làm nhân dân bất mãn, song với hiểu biết lâu năm về vận hành của đảng cộng sản Việt Nam, ông Chênh cho rằng, đảng sẽ không nhượng bộ trước đòi hỏi từ công chúng: “Những việc xuất phát từ chủ trương chính phủ, những bộ, các tỉnh, thì thường bị sai thì có thay đổi. Nhưng mà cái gì chủ trương từ đảng rồi thì họ rất khó thay đổi. Tôi nghĩ cái chuyện xây nghĩa trang cho lãnh đạo cao cấp này là xuất phát chủ trương từ đảng. Mà đảng họ nói là không theo đuôi quần chúng. Họ làm theo ý của họ. Cho nên tôi thấy khó mà thay đổi.”
Ông Chênh viện dẫn dự án bauxite ở Tây Nguyên trước đây là một minh chứng về việc đảng kiên quyết thực hiện chủ trương của họ bất chấp các góp ý, phản biện từ các giới trong xã hội. Đến nay, theo nhiều bài báo trong nước, dự án bauxite đã thể hiện tính không hiệu quả về kinh tế khi lỗ hàng nghìn tỷ, lẫn gây nguy hại cho môi trường, đúng như nhiều chuyên gia và các nhà phân tích đã cảnh báo trước đây hơn 10 năm.
Trong bài Của cải và vị thế của người chết viết trên Facebook cá nhân, Luật sư Lê Văn Luân đăng bình luận: “Chết rồi còn muốn phân chia giai cấp và vị thế bằng cách xây nghĩa trang thật nguy nga dành riêng cho cán bộ cấp cao an táng… Người sống còn không đủ ăn, đủ mặc, không đủ phương tiện đến trường, nợ công thì tăng cao làm kiệt quệ ngân khố, nhiều tỉnh còn làm công văn xin hỗ trợ gạo hoặc ngân sách để có tiền chi trả cho các hoạt động thường xuyên của địa phương, nhiều nơi còn nợ lương công chức, viên chức. Thế mà họ rảnh rang lại bày ra dự án lên tới hàng ngàn tỷ chỉ để lo khi lìa đời họ vẫn được hưởng vinh hoa phú quý…”.
Còn hầu hết người dân lao động đều phản đối chủ trương này. Họ cho rằng đây là hình thức tham nhũng. Khi còn sống đã tham nhũng, vơ vét, “ăn không trừ một cái gì của dân”, đến khi chết cũng còn tham nhũng trên mảnh đất chôn riêng, cũng đòi hơn người dân.
Sau 43 năm cưỡng chiếm miền Nam VN, cả nước do đảng CSVN lãnh đạo đã làm cho nền kinh tế suy thoái, tụt hậu, thua cả Miên và Lào. Mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn giao thông. Mỗi ngày hơn 315 người chết vì bệnh ung thư và đầy rẫy các vụ án mạng do cướp của giết người… Thế thì các cán bộ cao cấp của đảng cộng sản có xứng đáng được hưởng quy chế đặc biệt khi đã chết hay không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ
No comments:
Post a Comment