Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Ngọc Sương & Hải Vân trình bày sau đây.
1.THÊM MỘT BƯỚC SIẾT CHẶT QUYỀN TỰ DO BIỂU ĐẠT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Dự thảo Luật
An ninh mạng sửa đổi do Bộ Công an trình đã nâng cấp cơ chế kiểm soát thông
tin, yêu cầu các nhà mạng và nền tảng số phải gỡ bỏ nội dung bị cho là “vi
phạm” trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận yêu cầu, dù chỉ qua điện thoại. Đồng
thời, doanh nghiệp buộc cung cấp dữ liệu người dùng, không cần thông qua thủ
tục pháp luật nào.
Trước đó, Nghị định 147/2020 đã trao
quyền tổ chức lực lượng chuyên trách an ninh mạng cho Bộ Công an. Tiếp theo,
Nghị định 53/2022 buộc doanh nghiệp nước ngoài lưu trữ dữ liệu trong nước, đặt
văn phòng tại Việt Nam và xóa nội dung theo yêu cầu nhà chức trách.
Với hơn 7.500 nguồn thông tin bị quy
chụp là “xấu độc” và hơn 83 triệu lượt tương tác bị coi là “đe dọa an ninh”, dự
thảo này cho phép công an bịt miệng hoặc trừng trị mọi tiếng nói trái chiều.
Việc hợp nhất Luật An toàn thông tin
mạng năm 2015 và Luật An ninh mạng năm 2018 và trao toàn quyền cho Bộ Công an
là một cách hợp thức hóa các hành động đàn áp. Từ khi luật An ninh mạng có hiệu
lực vào năm 2019, đã có rất nhiều người bị khởi tố, bị kết án tù chỉ vì thực
thi quyền tự do biểu đạt, với những điều luật mơ hồ như 331 và 117- Bộ luật
Hình sự.
2. GIA
LAI: DỪNG KẾ HOẠCH ĐƯA ĐÓN CÁN BỘ SAU SÁP NHẬP TỈNH
Sau hai đợt thí điểm tổ chức xe đưa
đón cán bộ giữa Pleiku - Quy Nhơn, Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai vừa ra thông báo
dừng hoàn toàn phương án này. Lý do: đăng ký thiếu chính xác, thay đổi giờ giấc
liên tục, có nơi đăng ký nhưng không sử dụng, gây lãng phí và rối loạn vận
hành.Trong đợt thí điểm, có 41 lượt xe, phục vụ gần 950 người với tổng kinh phí
gần 240 triệu đồng.
Theo đó, bắt đầu từ tháng 8, việc đi
lại do cán bộ tự túc nhưng được chi trả 6 triệu đồng mỗi người một tháng, lấy
từ ngân sách Nhà nước.
Điều đáng nói, chính sách đưa đón
này đã được dự báo trước là không thực tế nhưng nhà cầm quyền vẫn triển khai
bằng mọi giá, bất chấp mọi cảnh báo từ các chuyên gia và người dân.
Bình luận với đài ĐLSN trong điều
kiện ẩn danh, một người dân Hà Nội cho rằng, nhà cầm quyền hoàn toàn ý thức
được tính bất khả thi của kế hoạch này, nhưng cố tình thực hiện để có cớ hủy
bỏ, nhằm hợp thức hóa việc rút ngân sách Nhà nước. Đây không chỉ là sự yếu kém
trong việc hoạch định chính sách, mà còn cho thấy bản chất tham lam của giới
quan chức khi tận dụng mọi cơ hội để vơ vét của dân chúng”.
3. HƠN 1.400 NGƯỜI THIỆT MẠNG TRONG CUỘC
XUNG ĐỘT GIÁO PHÁI TẠI VÙNG DUYÊN HẢI SYRIA
Một ủy ban điều tra của chính phủ Syria vừa công bố
bản báo cáo gây chấn động: hơn 1.400 người, phần lớn là thường dân, đã thiệt mạng
trong vòng vài ngày giao tranh mang tính giáo phái tại các tỉnh ven biển Syria
hồi tháng Ba vừa qua.
Cuộc bạo loạn bùng phát sau khi cựu Tổng Thống
Bashar al-Assad bị lật đổ vào tháng 12 năm ngoái. Theo ủy ban này, các nhóm vũ
trang trung thành với ông Assad đã tấn công lực lượng an ninh của chính phủ mới,
khiến 238 nhân viên quân đội và cảnh sát bị sát hại. Đáp lại, khoảng 200.000
tay súng thân chính phủ đã được điều động đến khu vực, dẫn đến các hành vi trả
thù tàn bạo nhắm vào cộng đồng Alawite, giáo phái mà ông Assad là thành viên.
Ủy ban xác nhận 1.426 nạn nhân đã được nhận diện,
trong đó có 90 phụ nữ, và cho biết 298 nghi can đã bị truy tố, với 37 người bị
bắt giữ. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy giới lãnh đạo quân sự mới đã
ra lệnh thực hiện cuộc thảm sát này.
Các nhân chứng cho biết nhiều vụ giết người, tra tấn,
cướp bóc và đốt phá nhà cửa đã xảy ra, trong đó các tay súng hỏi dân cư về giáo
phái của họ trước khi ra tay. Một số tổ chức nhân quyền quốc tế cũng ghi nhận
các vụ bắt cóc phụ nữ Alawite và việc hàng chục ngàn người thuộc cộng đồng này
phải chạy sang Lebanon để lánh nạn.
Hiện nay, Syria lại đang đối mặt với một đợt xung đột
mới tại tỉnh Sweida, nơi các nhóm Druze và Bedouin giao tranh dữ dội, khiến hơn
128.000 người phải di tản.
4.
THÁI LAN TRIỆU HỒI ĐẠI SỨ TẠI PHNOM PENH, TRỤC XUẤT ĐẠI XỨ CAMPUCHIA
Chính phủ Vương quốc Thái Lan hôm nay đã chính thức
triệu hồi đại sứ của mình tại Phnom Penh và ra lệnh trục xuất đại sứ Campuchiatại
Bangkok, sau một biến cố nghiêm trọng xảy ra tại vùng biên giới giữa hai quốc
gia.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Thái Lan, một binh
sĩ Thái đã bị thương nặng do trúng mìn tại khu vực tranh chấp giữa tỉnh Ubon
Ratchathani của Thái và tỉnh Preah Vihear thuộc Cam Bốt. Giới chức Thái khẳng định
các quả mìn này là loại mới, được cho là do phía Campuchiagài đặt gần đây.
Để đáp trả, Thái Lan đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ các
cửa khẩu thuộc quyền kiểm soát của Quân đoàn 2, đồng thời hạ cấp quan hệ ngoại
giao với Phnom Penh. Đảng cầm quyền Pheu Thai cũng đã lên tiếng ủng hộ biện
pháp cứng rắn này.
Về phần mình, chính quyền Campuchiabác bỏ cáo buộc,
cho rằng vụ nổ là do mìn cũ còn sót lại từ thời chiến, đồng thời tố cáo binh sĩ
Thái đã vượt qua ranh giới tuần tra đã được hai bên thỏa thuận.
Tình hình càng thêm phức tạp khi Thủ tướng Thái Lan,
bà Paetongtarn Shinawatra, bị tạm đình chỉ chức vụ để phục vụ cuộc điều tra
liên quan đến một cuộc điện đàm bị rò rỉ giữa bà và cựu Thủ tướng CampuchiaHun
Sen.
Hiện giới quan sát lo ngại căng thẳng có thể leo
thang thành xung đột vũ trang nếu không có biện pháp hòa giải kịp thời.
No comments:
Post a Comment