Trong chương trình phát thanh của đài Á Châu
Tự Do (RFA) ngày 29/10/2024 có một bài với
tiêu đề: “TBT Tô Lâm: Thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, “rất sốt ruột”
nhưng cải cách thế nào?Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ ông TBT Tô Lâm đang nghĩ tới việc cải cách thể chế
từ độc tài, độc đảng sang dân chủ chăng? Để có một vài nhận định và đề nghị cho
thắc mắc của ông Tô Lâm, mời quí thinh giả theo dõi Quan Điểm của LLCQ, sẽ
do Hải Nguyên trình bày sau đây:
Thưa quí thinh giả
“TBT Tô Lâm: Thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, “rất sốt ruột” nhưng cải cách thế nào?” là tiêu đề bài bình luận của Huỳnh Trần, trên RFA ngày 29/10/2024. Theo tác giả Huỳnh Trần thì câu nói ấy do: (Xin trích nguyên văn):“truyền thông Nhà nước đồng loạt đưa tin rằng ông Tổng Bí thư Tô Lâm ‘bày tỏ’ sự sốt ruột trước những “lãng phí” nói riêng và “cơ hội phát triển” của đất nước nói chung: “Tôi rất sốt ruột, không thể chậm trễ hơn được nữa, chờ là lỡ mất thời cơ…” Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát đi lời phát biểu của người đứng đầu Đảng trong buổi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 15 ngày 26/10/2024” (Hết trích).
Nói đến thể chế thì ai cũng hiểu ngay rằng Việt Nam đang bị cai trị bởi đảng CS độc tài toàn trị, được xác định quyền độc tôn lãnh đạo bằng điều 4 Hiến Pháp; cho nên, nếu nghĩ đến cải cách, tưc là làm ngược lại những gì hiện hữu: Nói cụ thể, cải cách nhẹ nhàng là nới lỏng sự kềm kẹp tư tương, lời nói, chữ viết, hành động của người dân. Cải cách mạnh mẽ, rốt ráo là xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị, để thực hiện chế độ tự do dân chủ. Tự do dân chủ là khái niệm tổng quát của các nên dân chủ trên thế giới, việc chọn lựa thể chế nào phù hợp với Việt Nam, phải bắt nguồn từ ý nguyện của người dân qua các hình thức bầu cử tự do.
Nếu thật sự ông TBT Tô Lâm đã nhận ra thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” thì ông cũng đã nghĩ cách nào để tháo gỡ những điểm nghẽn ấy, nhưng những cách ông nghĩ ra, chưa thể hay không thể thực hiện được, đó là điểm lúng túng qua câu hỏi: “cải cách thế nào?”của Ông.
Để góp ý trả lời cho câu hỏi của ông Tô Lâm, chúng tôi thấycó 2 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay, một là thể chế chính trị, trong ấy có Điều 4 Hiến Pháp, hai là VN quá lệ thuộc vào Trung Cộng. VN lệ thuộc vào TC 5 điểm, gồm thương mại, đầu tư, năng lượng, công nghệ và Biển Đông. Điểm nghẽn then chốt khó gỡ nhất là thể chế chính trị, một mặt duy trì quyền lực độc tôn bằng điều 4 Hiến Pháp, mặt khác gắn bó với đảng CS Tàu; kế đến là lệ thuộcTC về thương mại. Còn điểm dễ tháo gỡ nhất là Công nghệ.
Chúng tôi thiết nghĩ, như Pháp Ngữ có câu “Vouloir C'est pouvoir- Muốn là được”. Nếu ông Tô Lâm muốn, thì hãy mạnh dạn làm đi, “không thành công thì cũng thành nhân”! như nhà cách mạng Nguyễn Thái Học xưa đã nói thế. Việc làmdễ nhất là tìm hiểu nguyện vọng người dân qua các hình thức: (1) Thăm dò ý kiến của người dân. (2)Xem phản ứng trên mạng xã hội. (3)Nhìn vào các phong trào xã hội và hoạt động cộng đồng. (4)Đọc báo cáo từ các tổ chức nhân quyền và các quan sát viên, và (5)hãy nhìn thẳng váo sự phát triển kinh tế và giáo dục của nước nhà hôm nay.
Nếu ông muốn đi xa hơn, thì hãy nhìn thẳng vào sự khác biệt giữa lợi ich của dân chủ và sự thua thiệt vì độc tài độc đảng gây ra. Nếu có dân chủ và minh bạch thì có tăng cường đầu tư nước ngoài, gia tăng vốn đầu tư và phát triển kinh tế bền vững. Nếu có môi trường chính trị tự do hơn, sẽ khuyến khích sự sáng tạo và khởi nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế. Nền dân chủ cũng giúp cải thiện các dịch vụ công như giáo dục, y tế, và an sinh xã hội, từ đó nâng cao phẩm chất cuộc sống cho người dân. Khi người dân cảm thấy rằng họ có tiếng nói và có thể tham gia vào quá trình ra quyết định, họ sẽ có lòng tin hơn vào chính quyền, từ đó thúc đẩy sự ổn định xã hội. Rồi một hệ thống chính trị cởi mở có thể giúp giảm bớt sự bất mãn và các cuộc biểu tình, tạo ra một môi trường xã hội hòa bình hơn.
Ngược lại những thiệt hại, nếu không cải cách dân chủ đã và đang dẫn tới rủi ro kinh tế, như phụ thuộc vào một nền kinh tế chỉ có một số ít nhà đầu tư, hoặc thị trường có thể dẫn đến rủi ro cao. Nếu không cải cách, Việt Nam có thể mất cơ hội phát triển và trở thành trung tâm kinh tế khu vực.Mất lòng tin của người dân, thiếu minh bạch và tham nhũng, làm giảm lòng tin của người dân vào chính phủ, dẫn đến sự bất ổn xã hội.Việc nhà cầm quyền không lắng nghe ý kiến của người dân, dẫn đến sự bất mãn và xung đột xã hội, gây ra những hậu quả tiêu cực về mặt an ninh và ổn định.Nếu không có sự cạnh tranh và giám sát từ người dân, phẩm chất dịch vụ công sẽ tiếp tục giảm sút, ảnh hưởng đến sức khỏe và giáo dục của người dân. Nếu không cải cách để hướng tới dân chủ và nhân quyền, VN có thể bị cô lập hơn trong cộng đồng quốc tế, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao và thương mại.
Trên đây là những điểm lợi và hại giữa thể chế dự do dân chủ và độc tài độc dảng. Ông Tô Lâm và những đảng viên cao cấp trong đảng CS hãy nghiêm chỉnh suy nghĩ. Đó là quan điểm của LLCQ và chắc chắn cũng là ý nguyện của đại đa số người dân VN vậy.
Cảm ơn quí thinh giả đã lắng nghe bài QD của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment