Thursday, November 14, 2024

Quốc hội vạch mặt Tô Lâm phông bạt: nói hay lắm, mà có làm đâu?

Bình Luận

Mới lên nắm quyền thì tuyên bố hùng hồn như một lãnh đạo anh minh quyết ý thay đổi thể chế nhưng thời gian trôi qua thì vẫn y như cũ, vẫn nồi cháo heo đảng viên bất tài, bất lực, tham nhũng, bệnh hoạn.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của tác giả Chánh Thành được đăng trên Việt Nam Thời Báo với tựa đề: “Quốc hội vạch mặt Tô Lâm phông bạt: nói hay lắm, mà có làm đâu? sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay

Chánh Thành / Việt Nam Thời Báo

Mới lên đứng đầu đảng CSVN được ba tháng, Tô Lâm liên tục có những phát ngôn chấn động như hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, kêu gọi đổi mới mạnh mẽ… Ví dụ hồi 21 tháng 10, Tô Lâm đứng trước Quốc Hội tuyên bố rằng cần phải sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Người đứng đầu đảng CSVN tuyên bố rằng có 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực; trong đó thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”.

Hoặc như ngày 4 tháng 8, một ngày sau khi nhận chức Tổng bí thư, Tô Lâm có bài viết đầu tiên mang tên “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong đó, họ Tô kêu gọi “tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công khai, minh bạch thông qua chuyển đổi số”.

Nhiều người mới nghe thì tưởng rằng ông Tô Lâm quyết tâm lắm, muốn cải cách thể chế, canh tân Việt Nam. Nhưng cần nhớ rằng cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng có câu nói bất hủ: “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Tô Lâm là người đứng đầu CSVN, nên đừng vội tin những lời Tô Lâm nói.

Ngày 19 tháng 8, hai tuần sau những phát biểu hùng hồn lúc mới nhận chức của Tô Lâm, chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặt câu hỏi: “Bây giờ, ai đi đâu cũng nói hoàn thiện thể chế. Hoàn thiện cái gì, hoàn thiện ở đâu phải chỉ ra”. Dĩ nhiên, ông Mẫn làm sao mà dám bắt lỗi việt vị của sếp lớn Tô Lâm, nhưng câu hỏi của Chủ tịch Quốc Hội CSVN đã vô tình vạch mặt những lời hoa mỹ “phông bạt” của ông Tổng bí thư. Ông kêu gọi cải cách, hoàn thiện thể chế, nhưng cải cách, hoàn thiện chỗ nào thì ông không chỉ ra được, nói chung chung thì ai chẳng nói được!

Về điểm nghẽn trong nhân lực thì Tô Lâm cũng cho rằng “không tinh gọn bộ máy không phát triển được, nên cần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư, bộ máy cồng kềnh sẽ kìm hãm sự phát triển”.

Nhưng trong kỳ họp Quốc Hội đầu tháng 11 này thì Đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) Hà Sỹ Đồng lại cho biết là chưa có đề xuất nào tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực. “Bao nhiêu năm qua, chúng ta nói rất nhiều đến sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách tiền lương. Báo cáo của Bộ Nội vụ tại Kỳ họp này nói rằng, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước về cơ bản đã ‘hoàn thành mục tiêu đề ra’. Có nhiều phát biểu, tranh luận kéo dài về “‘chữa bệnh cán bộ công chức sợ sai, sợ trách nhiệm’ nhưng kết quả xếp loại chất lượng công chức trong năm 2023 chỉ có 6,57% là không hoàn thành nhiệm vụ, còn lại đều hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Ông Đồng nói trước Quốc Hội CSVN ngày 4 tháng 11.

Vậy trong nhận định của ĐBQH Hà Sỹ Đồng cho thấy hai vấn đề. Thứ nhất là Tô Lâm “phông bạt”, chỉ đạo cho có, tỏ ra muốn quyết liệt cải cách, nhưng không hề có đề xuất nào rõ ràng cụ thể để chấn chỉnh, sửa đổi. Tổng bí thư muốn làm cho ra ngô ra khoai thì phải làm theo nguyên tắc 5W+1H (what, where, why, when, who, how). Chỉ coi phải sửa cái cái gì, sửa chỗ nào, tại sao phải sửa, thời hạn sửa tới khi nào xong, ai sửa, ai chịu trách nhiệm, và sửa bằng cách nào, hình thức chịu trách nhiệm là gì, đi tù, hay chỉ bị “khiển trách” chung chung?

Thứ hai là Bộ Nội vụ báo cáo láo, hệ thống xếp loại đảng viên bị “lỗi kỹ thuật”, lấp liếm lừa dân. Đánh giá, xếp loại kiểu gì mà lúc nào cũng “hoàn thành mục tiêu đề ra”. Năm 2023 chỉ có 6,57% cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, tức là có hơn 93% hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mà tại sao nhìn lại tổng thể thì như nồi cháo heo, chẳng đâu vào đâu?

Vậy thì phải coi lại công thức, quy trình đánh giá đảng viên, cán bộ quan chức, coi lại coi có chuyện hối lộ cán bộ thanh tra không? Chứ nói nhân sự là điểm nghẽn, mà ai cũng hoàn thành nhiệm vụ thì nghẽn chỗ nào? Ai cũng giỏi thì biết đuổi ai? Hay lẽ nào ông Tô Lâm nói sai về những thuộc cấp toàn đức toàn tài kia?

Cuối cùng, dù thế nào thì cũng không thể tin chuyện Tô Lâm quyết tâm đổi mới, thay đổi theo chiều hướng tích cực. Mà cần hiểu rằng, khi Tô kêu gọi “hoàn thiện thể chế” tức là vẫn giữ chế độ độc tài cộng sản, nhưng sẽ đàn áp nhân quyền, trấn lột người dân nặng nề hơn. Nếu có cải cách, thì lão đại tướng công an này sẽ cải cách theo hướng ngày càng chuyên chính hơn, để người dân không thể cựa mình thoát chế độ độc tài công an toàn trị.

 

No comments:

Post a Comment