Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Ngọc Sương và Hải Vân
1/ GIỚI TRẺ VIỆT THÍCH PHIM LỊCH SỬ NGOẠI QUỐC HƠN LỊCH SỬ VN
Ông Tạ Quang Đông, thứ trưởng văn hóa Việt Nam,vào hôm 9/11 thừa nhận là giới trẻ Việt tìm đến phim lịch sử của nước ngoài nhiều hơn phim lịch sử Việt Nam.
Ông Đông đưa ra nhận định trên tại buổi hội thảo “phát triển sản xuất phim lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học” diễn ra vào hôm 9/11. Ông Đông cũng thẳng thắn thừa nhận là điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm hay về đề tài lịch sử.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam, cho rằng các nhà làm phim Việt Nam đôi khi quá tôn trọng với tác giả văn xuôi nên không có nhiều sáng tạo khi chuyển thể tác phẩm văn học sang phim điện ảnh. Nhiều người cũng có nỗi sợ mơ hồ với đề tài lịch sử, dẫn đến sự kìm hãm đáng tiếc.
Ông Thiều cho biết là có đến 99% học sinh rất thích nhân vật lịch sử của Trung Cộng, điển hình là Quan Vân Trường hơn vua Quang Trung. Ông Thiều thừa nhận là giới nhà văn Trung Cộng làm thế giới yêu Quan Vân Trường, nhưng chúng ta không làm được điều đó với một vị vua vĩ đại như Quang Trung.
Trước đó, phim “Đất rừng phương Nam”đã bị chỉ trích là xuyên tạc lịch sử. Nhà sản xuất phim sau đó đã sửa một số nội dung bao gồm đổi tên các hội trong phim là "Nghĩa Hòa Đoàn" thành "Nam Hòa Đoàn", "Thiên Địa Hội" thành "Chính Nghĩa Hội”.
2/ TRUNG CỘNG PHẢN ĐỐI LUẬT HÀNG HẢI MỚI CỦA PHILIPPINES
Trung Cộng vào hôm qua 10/11 đã bác bỏ các yêu sách hàng hải trong đạo luật vùng biển mới của Philippines, với cáo buộc luật này "xâm phạm nghiêm trọng" chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Cần biết là Tổng thống Philippines Ferdinand Marco Jrvào hôm 8/11 đã ký ban hành đạo luật vùng biển và đạo luật đường biển của các quần đảo để củng cố các yêu sách hàng hải của nước này và củng cố toàn vẹn lãnh thổ.
Đạo luật vùng biển, định rõ lãnh thổ quốc gia trên biển của Philippines, cũng như những khu vực bên ngoài mà Manila được hưởng các quyền được có trên biển, theo công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Nội dung chính bao gồm một số vùng biển đang xảy ra tranh chấp với Trung Cộng, quốc gia đơn phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bao gồm các khu vực gần bờ biển Philippines và bác bỏ phán quyết quốc tế nói rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển này là không có cơ sở pháp lý.
Riêngđạo luật đường biển cho phép tổng thống Philippines thiết lập các tuyến hàng hải và hàng không cho tàu thuyền, máy bay và các phương tiện nước ngoài có thể đi qua mà “không gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Philippines”.
Bộ ngoại giao Trung Cộng vào hôm qua tuyên bố là nước này“kiên quyết phản đối điều này và sẽ tiếp tục thực hiện mọi biện pháp cần thiết theo luật pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Cộng”.
Tuyên bố của bộ ngoại giao Trung Cộng tái xác định vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough, nơi Trung Cộng tuyên bố là lãnh thổ của mình và gọi là đảo Hoàng Nham. Bãi cạn này là điểm tranh chấp chính về chủ quyền và quyền đánh bắt cá.
Lực lượng hải cảnh Trung Cộngcũng ra một tuyên bố vào hôm 10/11,cáo buộc Philippines thường xuyên điều chiến hạm và máy bay "xâm phạm" vào vùng biển gần bãi cạn Scarborough. Họ cáo buộc Manila kích động "đánh bắt cá bất hợp pháp" trong khu vực.
3/ HAI ÔNG BIDEN VÀ TRUMP SẼ GẶP NHAU TẠI TÒA BẠCH ỐC VÀO NGÀY 13/11
Tòa Bạch Ốc cho biết là Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 13/11 tại dinh này, sau khi ông Biden cam kết chuyển giao quyền lực có trật tự sau chiến thắng quyết định của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vào tuần qua.
Ông Biden và ông Trump sẽ gặp nhau tại phòng Bầu dục vào lúc 11 giờ sáng, trong khi thời gian nắm quyền chính thức của ông Trumplà vào tháng Giêng năm tới.
Ông Trump 78 tuổi đã giành được nhiều phiếu bầu hơn lần trước, mặc dù đã bị kết án hình sự và bị luận tội hai lần khi còn đương nhiệm.Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri sau khi bỏ phiếu cho thấy mối quan tâm hàng đầu của cử tri vẫn là vấn đề kinh tế và lạm phát tăng vọt dưới thời Biden sau đại dịch Vũ Hán.
Ông Biden, người đã ngừng cuộc đua vào tháng 7 sau khi có các quan ngại về khả năng ông tiếp tục tranh cử ở tuổi 81, đã gọi điện cho ông Trump để chúc mừng sau chiến thắng của cựu tổng thống trong cuộc bầu cử.
https://www.voatiengviet.com/a/7858857.html
4/ ÔNG PUTIN KÝ THỎA ƯỚC PHÒNG THỦ CHUNG VỚI BẮC HÀN
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký kết một hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược của nước này với Bắc Hàn, trong đó bao gồm các điều khoản phòng thủ chung vào hôm thứ Bảy 9/11.
Hiệp ước này được ông Putin và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un ký vào tháng 6 sau hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng, nội dung kêu gọi mỗi bên hỗ trợ bên kia trong trường hợp bị tấn công vũ trang.
Thượng viện Nga đã phê chuẩn hiệp ước trong tuần này, trong khi hạ viện đã thông qua vào tháng trước. Ông Putin đã ký một sắc lệnh về việc phê chuẩn, nêu rõ các thủ tục lập pháp.
Hiệp ước này thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Moscow và Bình Nhưỡng kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Các báo cáo từ Nam Hàn và các nước phương Tây cho biết Bắc Hàn đã cung cấp vũ khí cho quân Nga. Giới chuyên gia Ukraine cho biết họ đã tìm thấy dấu vết của vũ khí tại các địa điểm diễn ra các cuộc tấn công của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần qua tuyên bố làBắc Hàn đã gửi 11 ngàn quân tới Nga, với một số đơn vị đã bị thương vong trong cuộc giao tranh với lực lượng của Ukraine ở khu vực Kursk thuộc miền nam của Nga.
https://www.voatiengviet.com/a/putin-ki-thanh-luat-hiep-uoc-phong-thu-chung-voi-trieu-tien/7858610.html
No comments:
Post a Comment