Monday, October 24, 2022

Việt Nam Tuần Qua: Chủ Nhật 23.10.2022

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua

Bảo Trân: Cám ơn chị Mỹ Linh

Bảo Trân: Thưa anh HD, anh có ghi nhận gì trước việc tù nhân lương tâm Trịnh Bá Tư 2 lần bị từ chối gặp người thân?

Hướng Dương: Thưa chị cùng quý thính giả đài DLSN!

Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Tư, người đang bị nhà cầm quyền cs VN tuyên án 8 năm tại trại giam số 6 huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, vẫn chưa được đám cai tù cho gặp gia đình trong tháng 10 sau hơn một tháng tuyên bố tuyệt thực và bị kỷ luật cùm chân.

Sự việc xảy ra vào ngày 15/10 khi ông Trịnh Bá Khiêm, cha của ông Tư, đến trại giam để thăm con trai nhưng không được cho gặp. Mười ngày trước đó, ông Khiêm cũng đến trại giam nói trên nhưng cũng bị từ chối cho gặp gỡ con trai và nhận đồ thăm nuôi với lý do là ông Tư còn đang bị kỷ luật.

Được biết là trong lần thăm gặp gỡ vào ngày 20/9, ông Trịnh Bá Tư nói với ông Khiêm là ông bị đánh. Một cai tù cho biết là ông Tư bị kỷ luật “vì đã viết đơn vu cáo”. Gia đình ông Tư không biết cụ thể đơn tố cáo có nội dung gì nhưng chỉ được biết là đơn được viết vào ngày 6/9, sau đó ông Tư bị đánh và bị đưa đến buồng kỷ luật, bị cùm chân trong 10 ngày.

Ông Trịnh Bá Tư 33 tuổi cùng với mẹ là bà Cấn Thị Thêu và anh trai Trịnh Bá Phương là những người hoạt động về quyền đất đai trong nhiều năm qua. Bà Thêu và hai con trai cùng bị bắt vào tháng 6 năm 2020, sau đó bị kết tội với mức án 26 năm tù.

Trại giam số 6 nằm ở khu vực có khí hậu khắc nghiệt nhất ở miền trung. Năm 2019, cựu giáo chức Đào Quang Thực đã chết trong trại giam này. Ba năm sau, đầu tháng tám vừa qua, nhà báo Đỗ Công Đương cũng mất tại đây. Cả hai ông đều mạnh khoẻ trước khi bị chuyển đến cơ sở giam giữ này.tuyên truyền chống phá chế độ”.

Bảo Trân: Cũng trong tuần qua hai tổ chức nhân quyền của Mỹ là Ủy ban Bảo vệ Ký giả và Văn bút Hoa Kỳ vừa lên án việc nhà báo Phạm Đoan Trang bị thuyên chuyển đến trại giam xa xôi, cách quê nhà hơn 1500 cây số, đồng thời cáo buộc đây là hành động trả đũa của bạo quyền VN. Anh có suy nghĩ gì trước việc này?

Hướng Dương: Đúng như chị vừa nói!

Gia đình bà Đoan Trang vào đầu tháng này cho biết là bà bị chuyển từ nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội đến trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương, cách Hà Nội hơn 1500 cây số.

Trong tuyên bố của Ủy ban Bảo vệ Ký giả, ông Shawn Crispin, giám đốc chi nhánh Á châu, lên án gay gắt việc chuyển nhà báo Phạm Đoan Trang đến một nhà tù cách xa gia đình cả ngàn cây số. Riêng Văn bút Hoa Kỳ cũng “lên án việc chuyển nhà văn và nhà báo Phạm Đoan Trang tới cơ sở giam giữ xa xôi” và gọi đây là “hành động trả đũa” cho việc thực thi quyền tự do ngôn luận của bà Đoan Trang.

Như chúng ta đã biết là trại giam An Phước cũng là nơi nhà báo Nguyễn Tường Thụy và ông Trần Hoàng Phúc đang bị giam giữ. Việc chuyển các tù nhân chính trị tới các nhà tù xa xôi thường được xem là một hình thức “trừng trị bổ sung”. Vào tháng trước, hai nhà hoạt động cho quyền đất đai, Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, cũng đã bị chuyển đến các trại giam xa gia đình, lần lượt là An Điềm ở Quảng Nam cách Hà Nội 800 cây số và Gia Trung ở Gia Lai cách Hà Nội gần 1200 cây số.

Bảo Trân: Trong một diễn biến khác, hôm 18/10 vừa qua, hai tay cựu bí thư và cựu chủ tịch tỉnh Đồng Nai đã bị bắt giam về tội nhận hối lộ trong vụ án đấu thầu mua thuốc của bệnh viện Đồng Nai. Xin anh nhắc lại việc này để quý thính giả đài được tường tận hơn?

Hướng Dương: Theo tôi được biết đây là vụ án liên quan đến công ty Tiến bộ Quốc tế (AIC) của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người đã đào thoát ra nước ngoài. Theo báo chí lề đảng, việc bắt giữ hai quan chức nói trên là diễn biến mới nhất trong vụ án này vào năm 2013 và 2015. Tại thời điểm đó, ông Đinh Quốc Thái giữ chức chủ tịch tỉnh và ông Trần Đình Thành nắm ghế bí thư tỉnh Đồng Nai.

Bảo Trân: Thưa anh HD, sự việc Công an tỉnh Phú Yên lại đánh chết dân trong đồn là sao?

Hướng Dương: Thưa chị cùng quý thính giả đài DLSN!

Danh sách những thường dân bị đánh chết trong đồn công an VN vừa có thêm một nạn nhân mới là ông Đào Bá Phi 38 tuổi trong đồn công an thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, vào ngày 18/10.

Tuy nhiên theo thông cáo báo chí của công an tỉnh Phú Yên vào ngày 20/10, nạn nhân đã treo cổ tự tử sau khi bị cáo buộc đã ăn trộm xe gắn máy từ tháng 9 năm 2022 đến ngày 14/10 ở thị xã Đông Hòa, thành phố Tuy Hòa và huyện Tây Hòa.

Ông Đào Bá Phi bị công an bắt giữ vào ngày 16/10/2022 về hành vi trộm cắp tài sản. Công an cho biết ông Phi hoàn toàn khoẻ mạnh, theo kết quả khám sức khoẻ tại nhà tạm giữ vào ngày 16/10. Ông Phi cũng đã gặp cha mình là Đào Bá Cường vào cùng ngày. Nhưng cũng theo thông cáo nói trên, vào lúc 5 giờ sáng ngày 18/10, ông Phi treo cổ tự tử trong phòng giam.

Một video từ gia đình loan truyền trên mạng cho thấy gia đình chỉ nhận được giấy báo bắt khẩn cấp ông Đào Bá Phi vào ngày 20/10 từ bưu điện, trong khi theo thông báo của công an thì ông Thi đã chết từ ngày 18/10. Người nhà nạn nhân trong video được đăng tải trên Facebook đã tập trung đến đồn công an để đòi người trước đó nhưng không được.

Phía công an đã đề nghị gia đình nhận thi hài ông Đào Bá Phi sau xét nghiệm để mai táng nhưng gia đình từ chối nên công an đã tổ chức mai táng.

Theo con số thống kê dựa trên các thông tin được công bố trên các báo chí lề đảng, từ năm 2018 đến hết năm 2021, có ít nhất 16 trường hợp người chết trong đồn công an hoặc trại giam.

No comments:

Post a Comment