Friday, October 28, 2022

Tin Tức, thứ Sáu 28.10.2022

Tin Tức

Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Khanh & Bá Cơ trình bày sau đây.

 1/  CPJ KÊU GỌI VN PHẢI CHẤM DỨT XEM BÁO CHÍ ĐỘC LẬP LÀ TỘI PHẠM

Liên quan đến vụ kết án 8 năm tù đối với ông Lê Mạnh Hà, một nhà báo độc lập với nhà nước, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) kêu gọi bạo quyền VN hãy chấm dứt “đánh đồng báo chí độc lập với tội phạm!”.

Lời kêu gọi được đưa ra vào ngày hôm qua, ông Shawn Crispin, giám đốc chi nhánh CPJ ở Đông Nam Á, tuyên bố là bạo quyền Hà Nội phải trả tự do cho nhà báo Lê Mạnh Hà, người bị kết án oan uổng là 8 năm tù vì chỉ làm công việc của một nhà báo. Theo ông Crispin, bạo quyền VN phải chấm dứt việc đánh đồng báo chí độc lập với hành vi phạm tội và phải trả tự do mọi nhà báo đang bị giam giữ một cách sai trái sau song sắt.

Tổ chức ký giả nói trên cho biết chế độ độc đảng ở Việt Nam đang giam giữ 23 nhà báo tại thời điểm đầu tháng 12 năm ngoái. Từ đó đến nay, thêm 8 người bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Nếu tính theo tỷ lệ dân số thì VN vượt qua Trung Cộng về số lượng cầm tù nhiều nhà báo nhất thế giới.

Theo quan điểm của ông Crispin, VN là nước đàn áp báo chí nhất Á châu, với số lượng nhà báo đang bị đày đọa ở sau song sắt cao nhất thế giới. Chế độ độc tài cộng sản đang xử dụng nhiều điều luật mơ hồ để bịt miệng các nhà báo độc lập. Theo ông Crispin, chính phủ các nước dân chủ trên thế giới nên buộc VN ngưng đàn áp các nhà báo và cho phép tự do báo chí trước khi cung cấp viện trợ cho Hà Nội.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cpj-urges-vietnam-to-stop-suppression-of-independent-journalists-10272022081559.html

2/ XUẤT HIỆN CÁC CUỐN VIDEO VỀ BIỂU TÌNH LỚN Ở TÂY TẠNG

Trên mạng đã xuất hiện các cuốn video cho thấy làn sóng biểu tình quy mô chống lại sự phong tỏa của Trung Cộng để ngăn chận dịch bệnh Vũ Hán ở khu tự trị Tây Tạng.

Hàng loạt video trên mạng cho thấy hàng trăm người biểu tình và đụng độ với cảnh sát ở thành phố Lhasa. Hầu hết những người này được cho là công nhân gốc Hán, với thành phố này bị phong tỏa suốt 3 tháng qua. Các cuộc biểu tình được cho là đã diễn ra vào chiều thứ Tư 26/10 và kéo dài cho đến đêm.

Tây Tạng là một trong những khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt nhất ở Hoa Lục. Một video cho thấy hàng trăm người tụ tập ngoài đường phố với các quan chức Trung Cộng chặn họ ở một đầu. Trong video có thể nghe thấy lời thông báo kêu gọi kiềm chế, với một quan chức yêu cầu mọi người "xin hãy thông cảm và quay trở lại".

Các nguồn tin Tây Tạng cho biết là những người biểu tình cảnh cáo họ sẽ "phóng hỏa" nếu các hạn chế không được hủy bỏ. Một cư dân tên Han cho biết đã bị nhốt trong gần 80 ngày và mọi người được phép đi quanh quẩn bên trong khuôn viên khu nhà vài giờ một ngày nhưng không thể ra ngoài.

Lhasa đã bị phong tỏa từ cuối tháng 8 vừa qua, với một số người Tây Tạng đã tự vẫn kể từ khi lệnh này được thực thi. Cuộc biểu tình hôm 26/10 được xem là cuộc biểu tình lớn nhất mà thành phố từng chứng kiến ​​kể từ cuộc nổi dậy năm 2008, khiến ít nhất 19 người thiệt mạng.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9x59x5zn4do

3/ PUTIN TUYÊN BỐ CHIẾN TRANH UKRAINE LÀ NỘI CHIẾN CỦA NGA

Tuyên bố trong diễn văn tại câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai ở thủ đô Moscow vào hôm qua, thứ Năm 27/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết cuộc chiến ở Ukraine là một phần “nội chiến của Nga”.

Ông Putin nhấn mạnh là quân Nga vẫn đạt được mục tiêu quân sự ở Ukraine, đồng thời nói thêm là sự thống trị của phương Tây đối với thế giới sắp kết thúc. Ông tỏ ra tự tin suốt hơn 3 giờ, và khi được hỏi là có điều gì gây thất vọng trong năm qua hay không, ông Putin dứt khoát lắc đầu nói không.

Ông Putin nói thêm là Nga chưa bao giờ coi mình là kẻ thù của phương Tây, bất chấp xung đột đang diễn ra. Ông nhắc nhở là cần phải hiểu rằng có hai phương Tây. Một là tuân thủ các giá trị truyền thống, tự do và yêu nước. Hai là một phương Tây hiếu chiến và xâm lăng thuộc địa. 

Về cuộc chiến xâm lăng Ukraine, ông Putin nói cuộc chiến này có thể xem như một cuộc nội chiến vì người Nga và Ukraine “là một dân tộc” và chỉ bị rạn nứt vào đầu thế kỷ 19.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly nói rằng thông điệp của ông Putin gửi đến người dân Nga là không rõ ràng, không đúng sự thật và không thể sửa đổi. Trong khi đó, cố vấn tổng thống Ukraine tuyên bố là kẻ xâm lược lại cáo buộc người khác vi phạm luật pháp quốc tế.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/czqdyjy44npo

4/  BIỂU TÌNH LEO THANG TẠI  IRAN BẤT CHẤP ĐÀN ÁP DỮ DỘI

Vào hôm thứ Tư 26/10, làn sóng biểu tình lên cao nhất tại Iran đã nổ ra, đánh dầu 40 ngày sau khi cái chết của cô Mahsa Amini dưới tay cảnh sát “đạo đức”.

Hàng chục ngàn người đã xuống đường ở tất cả các thành phố lớn và cả ở những nơi các cuộc biểu tình vốn đã lắng xuống trong thời gian qua. Đây là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nước cộng hòa Hồi giáo kể từ khi thành lập. 

Tổ chức Nhân quyền Iran có trụ sở tại Na Uy cho biết là tính đến hôm nay có ít nhất 234 người, trong đó có 29 trẻ em, đã bị các lực lượng an ninh giết chết trong các cuộc đàn áp. Giới lãnh đạo Iran mô tả tình trạng bất ổn là bạo loạn do người nước ngoài gây ra. 

Các cuốn video trên mạng xã hội cho thấy các cuộc biểu tình lan rộng vào đêm thứ Tư vừa qua.

Tại thủ đô Tehran, người biểu tình phóng hỏa trên đường phố, trong khi hàng trăm người tuần hành trên một con phố chính và hô vang các khẩu hiệu như "Kẻ độc tài hãy chết đi", ám chỉ nhà lãnh đạo tối cao của Iran. Tại các thành phố khác cũng chứng kiến sự bùng nổ của các cuộc biều tình phản đối giới lãnh đạo.

Không khí trở nên sôi sục sau hôm cảnh sát đã nổ súng vào người biểu tình ở Saqqez, thành phố của Mahsa Amini 22 tuổi, người phụ nữ bị bắt giam giữ với cáo buộc đeo khăn trùm đầu "không đúng cách". Hàng ngàn người đã tụ tập gần đó để đánh dấu 40 ngày cô tử vong.

Một phụ nữ 27 tuổi ở thủ đô Tehran cho biết là cả xã hội vô cùng tức giận vì quá chịu đựng họ. Cô này tuyên bố là mình quá mệt mỏi vì luôn bị xem là công dân hạng nhì và giới đàn ông cũng quá mệt mỏi với sự hăm dọa của chế độ.

Cần biết là hình ảnh và tin tức từ các hãng thông tấn trên thế giới đã bị cấm loan tin từ bên trong Iran. Giới chức Iran cũng gây gián đoạn nghiêm trọng mạng internet khiến người biểu tình khó đăng tải lên mạng.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crg3dg0dl8ro

 

 

No comments:

Post a Comment