Saturday, June 12, 2021

Đức Huỳnh Giáo Chủ

Danh Nhân Nước Việt

Kính thưa quý thính giả, một người có tấm lòng nhân ái, sáng lập Phật giáo Hòa Hảo, với tinh thần yêu nước, chống Pháp, chống Cộng và đã bị Cộng sản thủ tiêu. Mặc dù người đã ra đi, nhưng trái tim của hàng triệu tín đồ Hòa Hảo vẫn luôn hướng về người, sẵn sàng xã thân vì đạo nghĩa. Qua chuyê thứ Bảy ngày 12 tháng 06, năm 2021n mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài Đức Huỳnh Giáo Chủ” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Việt Thái

Đức Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15/1/1920 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Thuở nhỏ Ngài thông minh, học hết bằng Sơ học Yếu lược Pháp – Việt, nhưng vì thường bị đau ốm nên đành nghỉ học.

Trong một lần lên núi Sam ở Châu Đốc, viếng chùa Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Ngài được đạo phái này trị dứt bệnh, nên sau đó quyết tâm tu hành.

Năm 1937, Ngài trở về chữa bệnh cho dân làng, viết kinh sách và sấm giảng, nên được dân chúng trong vùng tôn xưng là Phật Thầy.

Ngày 4/7/1939, Ngài cử hành lễ “Đền Linh Khứu Sơn Trung Thọ Mạng” khai đạo mới, lấy tên là Hòa Hảo. Hai chữ Hòa Hảo vừa là tên quê quán, vừa có nghĩa là “hiếu hòa” và “giao hảo”. Từ đó, Ngài được tín đồ gọi là “Ðức Huỳnh Giáo Chủ”.

Ngài đi khắp các tỉnh miền Tây để hành y trị bệnh, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Nhờ thơ văn bình dân, dễ đi vào lòng người, nên chỉ trong một thời gian ngắn, số tín đồ và sức ảnh hưởng của Ngài càng gia tăng, khiến Phật giáo Hòa Hảo trở thành một tín ngưỡng lớn mạnh, làm cho thực dân Pháp lo ngại và vì vậy, Thực dân Pháp bắt Ngài, đưa đi quản thúc tại Sa Đéc và sau đó quản thúc Ngài tại làng Nhơn Nghĩa, Cần Thơ.

Tại 2 nơi này, có rất nhiều người đến nghe Ngài thuyết pháp và chịu quy theo PGHH. Do đó, ngày 28/7/1940, nhà cầm quyền Pháp đưa Ngài vào bệnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển Ngài lên nhà thương điên Chợ Quán tại Sài Gòn.

Tháng 6 năm 1941, Pháp đưa Ngài xuống Bạc Liêu quản thúc, cấm thuyết pháp và trị bệnh.

Tháng 10 năm 1942, nghe tin người Pháp sẽ đày Ngài sang Lào, các tín đồ Hòa Hảo cùng Hiến binh Nhật giải cứu Ngài, đưa về Sài Gòn.

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945, Ngài đi thuyết pháp và khuyến nông tại 107 địa điểm ở miền Tây.

Ngày 25/8/1945, Việt Minh tổ chức biểu tình, cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim. Hai tuần sau đó, PGHH biểu tình chống Việt Minh tại Cần Thơ. Việt Minh tấn công đoàn biểu tình và bắt những người lãnh đạo.

Tháng 10 năm 1945, Ngài cùng với một số nhân sĩ: Hồ Văn Ngà, Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Thạch… thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất. Mặt trận này quy tụ hầu hết các lực lượng tôn giáo, chính trị và giới trí thức Miền Nam, nên bị Trần Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban Hành Chánh Nam Bộ cùng đồng bọn bao vây Văn phòng PGHH ở số 8 đường Sohier để bắt Ngài, nhưng Ngài được một số tín đồ cứu thoát.

Ngày 7/10/1945, Việt Minh xử tử những người lãnh đạo PHHH tại sân vận động Cần Thơ với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Trong số bị xử tử có: Huỳnh Thạnh Mậu là em ruột Ngài, Trần Ngọc Hoành là con trai ông Trần Văn Soái (tức Năm Lửa) và Nguyễn Xuân Thiếp (tức nhà thơ Việt Châu, là anh chú bác với học giả Nguyễn Hiến Lê).

Ngày 26/10/1945, Pháp tái chiếm Cần Thơ, các tín đồ Hòa Hảo liền lùng bắt các thành viên cao cấp của Việt Minh.

Sau Thỏa Ước ngày 6/3/1946 giữa Pháp và Việt Minh, Việt Minh liền kết giao với Hòa Hảo và mời Ngài tham gia vào Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ với chức vụ là Ủy viên Đặc Biệt.

Ngày 21/9/1946, Ngài và một số trí thức có lập trường Dân tộc và Dân chủ thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng, gọi tắt là Dân Xã Đảng.

Ngày 27/2/1947, Nguyễn Bảo Toàn đại diện Dân Xã Đảng, cùng với lãnh tụ các đảng phái khác như Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc Dân Đảng) thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc Gia Liên Hiệp, mục đích hậu thuẫn cho vua Bảo Đại đàm phán với Pháp để thành lập Quốc gia Việt Nam.

Ngày 16/4/1947, Ngài bị mất tích trên đường di chuyển đến huyện Tân Phú, Đồng Tháp Mười, để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Hòa Hảo. Theo tài liệu của Tây Phương, thì trên đường đi Ngài bị Việt Minh phục kích bắt giữ và sau đó thủ tiêu.

Phật giáo Hòa Hảo hiện có từ 6 đến 7 triệu tín đồ đang sống ở các tỉnh miền Tây. Giáo phái này vẫn bị bạo quyền CSVN đàn áp dã man kể từ sau biến cố 30/4/ 1975, với hàng loạt chức sắc cao cấp bị giam cầm và bức tử trong tù. Tuy nhiên, với ý chí kiên cường và niềm tin sắt đá vào những lời dạy của đức Huỳnh Giáo Chủ, họ bất chấp các thủ đoạn hèn hạ và khủng bố của bạo quyền CS, tiếp tục đấu tranh chống chế độ “hèn với giặc, ác với dân”.

Họ tin tưởng mãnh liệt về hội Long Hoa, một ngày gần đây đức Giáo Chủ sẽ trở về để giải thoát người dân miền Nam hiền hòa chất phác ra khỏi vòng suy thoái về đạo đức và lối cai trị tàn ác của chế độ CSVN.

Nhưng quan trọng hơn hết là họ vẫn tiếp tục chiến đấu, như đã từng chiến đấu để giữ yên bình cho xã ấp dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Họ có quyền hãnh diện là những tín đồ trung kiên của đức Huỳnh Phú Sổ, một người con vĩ đại của miền Nam VN.

No comments:

Post a Comment