Thursday, June 10, 2021

Cẩm Nang Nuôi Tù

Cẩm Nang Nuôi Tù

Thưa quý thính giả,

Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô chúng tôi đã chọn cuốn” Cẩm nang nuôi tù” để giới thiệu với thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận” nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù sẽ do Bảo Trân diễn đọc.

Để bảo vệ người thân đang bị giam giữ (không biết ở đâu, sống chết thế nào), bạn cần thực sự mạnh mẽ và cứng rắn để lên tiếng đòi quyền lợi cho người thân, mà trước hết là đòi hỏi thông tin và đòi quyền thăm gặp.

  • Đến tìm, hỏi thông tin về thân nhân của bạn ngay tại cơ quan ký lệnh bắt người, đó cũng là tên cơ quan của người chỉ huy cuộc bắt bớ, khám xét nhà.
  • Thông tin về các cơ quan này luôn mơ hồ, như “Cơ quan An ninh điều tra Thành phố Hải Phòng”, “Cơ quan An ninh điều tra về tội phạm kinh tế TP. HCM”, “Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an”… Nhưng mỗi cơ quan đều có một địa chỉ cụ thể, mà nếu bạn cố gắng tìm thì sẽ ra. Trước cổng mỗi cơ quan công an đều có một cái biển nhỏ màu đỏ ghi tên của cơ quan đó.
  • Bạn có thể đến hỏi thông tin ở cơ quan công an địa phương (phường/xã) của bạn. Tuy công an địa phương hiếm khi tiết lộ thông tin nhưng việc đến đòi người hay hỏi thông tin là quyền của bạn và cũng là cách để bọn

 

họ thấy thái độ cương quyết, không khiếp nhược của gia đình bạn.

  • Bạn có thể hỏi qua người quen, hỏi những người đấu tranh có kinh nghiệm, nhờ các luật sư hỏi giúp, hoặc có thể tự tìm kiếm thông tin trên mạng…

Nói chung là có nhiều cách để bạn tìm ra nơi người thân của bạn đang bị giam giữ.

Về nội dung trao đổi, vật phẩm cung cấp cho người thân, xem chi tiết ở Chương VIII: “Thăm nuôi”.




 

1.    Đưa thông tin ra công luận

Có thể bạn chưa biết: Dù nhà nước cộng sản Việt Nam có tỏ ra cứng rắn như thế nào thì họ cũng vẫn phải dè chừng dư luận, đặc biệt là dư luận quốc tế và các sức ép từ cộng đồng quốc tế (đây là điểm khác biệt giữa chính quyền cộng sản Việt Nam và Trung Quốc). Nghĩa là họ sợ truyền thông.

Và đôi khi, dù to mồm phản bác và mạ lị những người bất đồng chính kiến là “xuyên tạc”, “bịa đặt”, “tung tin sai sự thật”, “bôi nhọ chế độ”, nhưng có lẽ nhà cầm quyền cũng ý thức được rằng việc làm của họ là vi phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế, rằng họ đang chà đạp lên các điều ước quốc tế về nhân quyền mà chính họ đã ký kết.




Có sự ủng hộ của cộng đồng hoạt động (những người cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền), của công luận, trong trường hợp lý tưởng thì có thêm bạn đồng hành. Tất cả những điều đó chắc chắn sẽ tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin cho bạn trong cuộc đấu tranh không cân sức.

Khi đưa tin về vụ bắt bớ người thân của bạn, hết sức lưu ý:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin căn bản: Tên tuổi người bị bắt, nghề nghiệp, địa chỉ của người bị bắt; thời điểm, địa điểm và lý do bị bắt; tên và địa chỉ cơ quan bắt (nếu có). Kể cả quay clip hay chụp hình, cũng phải có đủ các thông tin này.
  • Nếu có thể, mô tả việc bắt giữ diễn ra như thế nào (thái độ và hành vi của công an);
  • Thông tin chính xác, dẫn nguồn (nếu có) để minh bạch và tránh các rắc rối có thể phát sinh sau này.
  • Bạn có thể đưa tin ngay trên Facebook cá nhân của bạn, nhưng để hiệu quả hơn thì bạn nên nhờ các hot

 

facebooker hoặc nhờ người liên hệ với các trang tin, báo đài có uy tín để đăng tải thông tin.

Xem Chương V: “Làm truyền thông” để biết cách đưa tin.

 

2.    Tìm kiếm luật sư

Xem chi tiết ở mục IV, Chương IV: “Đấu tranh pháp lý”.

 

3.    Tìm kiếm các cá nhân, tổ chức có thể giúp đỡ

Các cá nhân và tổ chức có thể giúp đỡ, hỗ trợ gia đình bạn là những cá nhân và tổ chức bảo vệ nhân quyền. Họ có thể giúp bạn lập hồ sơ pháp lý nhằm tố cáo sự vi phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật của chính quyền ra công luận quốc tế. Họ cũng có thể tổ chức các cuộc vận động cho người thân của bạn. Họ có thể có các quỹ hỗ trợ tài chính dành cho người thân của bạn.

Xem chi tiết ở Chương VI: “Vận động”.

 

4.    Đừng quên tìm hiểu luật pháp

Bạn đừng quên tìm hiểu, nghiên cứu luật pháp Việt Nam liên quan đến hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) và thi hành án. Bên cạnh đó, tìm hiểu luật quốc tế về nhân quyền.

No comments:

Post a Comment