Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân:Thưa anh HD, anh có ghi nhận như thế nào trước việc cựu đại úy công an Lê Chí Thành ra tòa?
Hướng Dương: Thưa chị cùng
quý thính giả đài DLSN!
Toà án thành phố Thủ Đức đã tuyên phạt cựu đại uý
công an Lê Chí Thành 02 năm tù giam với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.
Hình ảnh vị cựu sĩ quan công an trong phiên toà ngày
14/1/2022 khiến công luận xót xa và phẫn nộ. Khác hẳn với thời điểm cường
tráng, mạnh khoẻ trước khi bị bắt, ông Thành ra toà trong tình trạng phải có
người xốc nách hai bên. Hai chân ông Thành bị teo, thẳng đuỗn, các ngón chân bị
thâm tím, dấu hiệu của việc bị tra tấn đến mức bại liệt. Ông Thành bị còng hai
tay. Trên chiếc còng là một túi thuốc tây treo lủng lẳng. Các kẽ tay, ngón tay
của Lê Chí Thành đều bị thâm đen.
Cách đây một tháng, công an Bình Thuận đã tống đạt lệnh
khởi tố Lê Chí Thành với tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ…” theo điều 331
BLHS. Như vậy, 02 năm tù giam không phải bản án cuối cùng mà Lê Chí Thành phải
nhận.
Luật sư bào chữa của Lê Chí Thành cho hay, thân chủ
của ông đã thể hiện thái độ kiên cường, chừng mực và rất “tuyệt vời” tại toà.
Bảo Trân: Trước sự việc này công luận bày
tỏ sự lo lắng cho tính mạng của Lê Chí Thành khiông xuất thân là một sĩ quan
nhưng dám chống lại chế độ công an trịđúng không
anh?
Hướng Dương: Vâng đúng như
vậy chị. Dưới chế độ cộng sản ông dám đứng ra chống lại chế độ công an trị thì
đó thật là điều đáng trân trọng và đáng quý.
Bảo Trân: Trong một diễn biến khác, gia
đình tù nhân lương tâm Đỗ Nam Trung cho biết là ông Trung đã nạp đơn kháng cáo
bản án 10 năm tù mà tòa sơ thẩm tỉnh Nam Định tuyên án vào ngày 16/12 năm
ngoái, với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Anh vui lòng nói rõ hơn
về việc này?
Hướng Dương: Theo bà Nguyễn
Thị Ánh Tuyết, hôn thê của ông Đỗ Nam Trung, cho biết là tòa án Nam Định xác nhận
là ông Trung đã nạp đơn kháng cáo nhưng gia đình và luật sư không hề hay biết về
điều này. Được biết là theo quy định của VN, các tù nhân có quyền làm đơn kháng
cáo trong vòng 15 ngày sau khi bị tuyên án.
Bà Tuyết cho biết thêm là gia đình và các luật sư cũng
chưa được phép tiếp xúc từ sau phiên tòa nói trên, cũng như không nhận được cú
điện thoại nào từ ông Trung.
Xin nhắc lại, ông Đỗ Nam Trung 41 tuổi là người tham
gia đấu tranh chống các BOT lộ phí trấn lột người dân mà ông gọi là “dơ bẩn”.
Vào tháng 2 năm 2015, ông Trung cũng bị tuyên án 14 tháng tù vì tham gia các cuộc
biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm lãnh hải VN.
Bảo Trân: Thưa anh HD việc LHQ yêu cầu hồ
sơ về các vụ bỏ tù tùy tiện là sao anh?
Hướng Dương: Đúng như chị vừa
nói.
Nhóm chuyên gia đặc biệt của LHQ
đã gửi một lá thư yêu cầu bạo quyền VN phải cung cấp hồ sơ về các vụ bắt giam
và bỏ tù một cách tùy tiện những người bất đồng chính kiến trong hai năm vừa
qua.
Lá thư được công bố trên trang mạng của LHQ vào hôm thứ
Ba 11/1, theo đúng quy định làm việc của cơ quan này. Lá thư nêu lên một số nhà
bất đồng chính kiến điển hình như các ông Chung Hoàng Chương, Nguyễn Văn
Nghiêm, Lê Văn Dũng, Đỗ Nam Trung, Đinh Văn Hải, Lê Trọng Hùng, Lê Chí Thành và
Trần Quốc Khánh, cùng với các phụ nữ như bà Đinh Thị Thu Thủy, nhà báo Phạm
Đoan Trang và bà Cấn Thị Thêu. Những người này đều bị bắt giam và cáo buộc các
tội danh ấm ớ như “tuyên truyền chống phá nhà nước” trong hai năm 2020 và 2021
vừa qua.
Theo yêu cầu của nhóm chuyên gia nhân quyền LHQ, bạo
quyền VN phải cung cấp hồ sơ, trình bày rõ ràng các chi tiết liên quan đến những
cáo buộc và căn bản pháp lý của việc kết án những tù nhân vừa nêu. Đồng thời Hà
Nội phải giải thích lý do tại sao một số tù nhân không được tiếp xúc với gia
đình và luật sư.
Bảo Trân: Dư luận trong nước đang xôn xao
bàn tán trước việc nhân viên y tế biểu tình ở Hà Nội vì không được trả lương.
Anh vui lòng nhắc lại việc này để quý giả đài được tường tận hơn?
Hướng Dương:Theo tôi được
biết Hàng chục nhân viên y tế ở Hà Nội đã xuống đường biểu tình vì không được
trả lương đầy đủ suốt 8 tháng qua khiến đời sống của họ thêm kham khổ trong mùa
dịch.
Đây là các nhân viên làm việc tại bệnh viện đông y Tuệ
Tĩnh, trong đó có cả các bác sĩ, dược sĩ và y tá. Bệnh viện này trực thuộc Học
viện Y dược Cổ truyền VN của bộ y tế, với 160 nhân viên đang làm việc tại bệnh
viện này.
Theo đó cuộc biểu tình trước cổng bệnh viện đã bước
sang ngày thứ 2, với các biểu ngữ mang nội dung là họ bị bỏ đói trong khi giới
lãnh đạo vẫn lãnh lương đầy đủ. Người biểu tình cho biết là họ bị nợ nửa số
lương từ tháng 5 năm ngoái, và đến tháng 12 thì bị cúp lưong bổng. Nhiều người
phải sống bằng sự tiếp tế thực phẩm từ gia đình ở nông thôn.
Theo tiết lộ của một quan chức công đoàn, các rắc rối
về lương bổng tại bệnh viện này luôn diễn ra từ năm 2019, khi giới lãnh đạo bệnh
viện xin cấp trên cho phép tự chủ về tài chánh, có nghĩa là toàn bộ nguồn thu đến
từ bệnh nhân. Nhưng vì là bệnh viện chữa trị theo lối đông y nên tổng thu nhập
không cao, không đủ chỉ trả lương bổng cho các nhân viên. Vì thế nhiều nhân
viên phải đi làm thêm bên ngoài để kiếm thêm lợi tức.
No comments:
Post a Comment