Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Nguyên Khải
1) THÊM MỘT FACEBOOKER BỊ BẮT VỚI CÁO BUỘC “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC”
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại bắt thêm một Facebooker với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015, nạn nhân lần này là ông Nguyễn Đức Hùng ở Hà Tĩnh.
Truyền thông lề đảng đưa tin ông Hùng, 32 tuổi, bị bắt ngày 06/01 và bị cáo buộc biên soạn, đăng tải và chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung gọi là “tuyên tuyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xúc phạm lãnh đạo, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân” trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến thời điểm trước khi bị bắt.
Đây là cáo buộc mà chế độ toàn trị ở Việt Nam lâu nay sử dụng để bắt và kết án những người công khai lên tiếng về những sai phạm của quan chức, các chính sách sai trái, cũng như tình trạng bất công trong xã hội Việt Nam... Những tổ chức theo dõi nhân quyền thì cho rằng đó là cớ mang tính chính trị mà nhà cầm quyền và đảng cộng sản Việt Nam dùng nhằm dập tắt mọi tiếng nói đối lập trong nước.
Trong vòng 15 ngày đầu năm 2022, có ít nhất bảy người bị bắt giam với các cáo buộc chống phá, lợi dụng các quyền tự do dân chủ làm phương hại lợi ích Nhà nước. Trong số này có Facebooker Lê Mạnh Hà ở tỉnh Tuyên Quang.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/hung-arrested-anti-state-charge-01152022093049.html
2) THÂN
NHÂN CỦA TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM NGUYỄN HOÀNG BÌNH BỊ CẤM XUẤT CẢNH
Ông Hoàng Đức Nguyên, em trai của tù nhân lương tâm Nguyễn Hoàng Bình, mới bị lực lượng an ninh Việt Nam cấm xuất cảnh, chỉ vì có người thân đang thụ án tù sau khi bị kết án về tội danh nguỵ tạo “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “chống người thi hành công vụ.”
Theo văn bản dừng xuất cảnh của công an cửa khẩu Nội Bài, ông Nguyên bị cấm xuất cảnh ngày 12/01 khi ông trên đường đi lao động ở nước ngoài. Lý do cấm là an ninh quốc gia theo đề nghị của công an tỉnh Nghệ An.
Ông Bình là một nhà hoạt động công đoàn, giữ chức Phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt. Ông bị bắt vào giữa năm 2017chỉ vì các hoạt động phản đối tập đoàn Formosa xả thải gây ô nhiễm khu vực ven biển miền Trung năm 2016.
Việc cấm xuất cảnh ông Nguyên là một phần trong nhiều vụ
đàn áp đối với thân nhân của nhà hoạt động công đoàn này. Và gia đình ông Bình
cũng không là duy nhất. Có nhiều gia đình tù nhân lương tâm bị nhà cầm quyền địa
phương đàn áp, sách nhiễu, ngăn chặn việc làm ăn, trong đó có gia đình bà Cấn
Thị Thêu, người cùng hai con trai bị kết án tổng cộng 26 năm tù giam về tội
danh nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước.”
3) MỰC NƯỚC SÔNG MEKONG XUỐNG THẤP KỶ LỤC TRONG 3 NĂM
Ủy hội sông Mekong (MRC) một lần nữa kêu gọi sáu quốc gia dọc sông Mekong, bao gồm Trung Cộng và năm quốc gia Đông Nam Á, có những hành động quyết liệt để giải quyết các vấn đề về dòng chảy thấp, biến động của mực nước và tình trạng hạn hán ở khu vực hạ lưu sông Mekong.
Lời kêu gọi được đăng tải trên trang web của MRC hôm 13/1 cho biết, từ năm 2019 đến 2021, dòng chảy chính trên sông Mekong đã giảm kỷ lục trong ba năm liên tiếp, thấp nhất trong vòng 60 năm qua. Trong đó, năm 2020 là năm khô hạn nhất ở khu vực hạ lưu sông Mekong.
Trong ba năm, từ 2019 đến 2021, lượng mưa giảm nhiều và điều kiện khí hậu ngày càng khắt nghiệt đã ảnh hưởng tiêu cực lên nông nghiệp, thuỷ sản và đời sống kinh tế người dân, đe dọa làm xáo trộn hệ sinh thái mong manh của lưu vực sông Mekong.
MRC cho rằng “việc chủ động hợp tác là điều cần thiết, không chỉ từ phía Trung Cộng mà phải từ tất cả các nước thành viên của MRC, để cùng nhau giải quyết vấn đề này.” Các hành động bao gồm việc thiết lập một cơ chế thông báo chung về các dao động mực nước bất thường, và trong tương lai, cần tìm hiểu việc phối hợp quản lý vận hành các hồ chứa và đập thủy điện.
Có ít nhất 13 đập dọc theo 4.350 km sông Mekong, trong đó, có 11 đập là ở Trung Cộng.
4) PHILIPPINES XÁC NHẬN MUA HỆ THỐNG HOẢ TIỄN SIÊU THANH BRAHMOS CỦA ẤN ĐỘ
Philippines đã chính thức trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên sở hữu hoả tiễn chống hạm siêu âm BrahMos do Ấn Độ và Nga sản xuất. Bộ Quốc Phòng Philippines thông báo đề nghị cung cấp hệ thống hoả tiễn chống hạm trị giá 374 triệu Mỹ kim của BrahMos Aerospace Pvt Ltd.
Hệ thống hoả tiễn siêu thanh nói trên cho phép tăng cường khả năng tác chiến của hải quân Philippines tại Biển Đông. Philippines từ lâu quan tâm đến hệ thống vũ khí BrahMos, được liên doanh Ấn Độ-Nga BrahMos Aerospace phát triển, liên doanh thành lập năm 1998 ở Ấn Độ.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220115-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p
5) NHẬT BẢN NÂNG CẤP PHI CƠ CHIẾN ĐẦU F-15 ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG CỘNG
Từ cuối tháng 12/2021, Nhật Bản và tập đoàn Boeing của Hoa Kỳ đã thỏa thuận nâng cấp phi đội F-15J Eagles của Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản (JASDF), biến F-15J thành F-15 Super Interceptor, với khả năng phòng ngự mạnh hơn nhiều lần.
Ông Timothy Heath, một chuyên gia an ninh cấp cao thuộc tổ chức tư vấn Rand Corporation của Hoa Kỳ, cho biết hợp đồng của Nhật Bản với Boeing sẽ làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Việc nâng cấp F-15 của Nhật Bản có thể được Trung Cộng coi như một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản quyết tâm theo đuổi quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, duy trì một trật tự khu vực với quyền thống trị của Hoa Kỳ và Nhật Bản, điều mà Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220115-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p
No comments:
Post a Comment