Kính thưa quý thính giả, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một mỹ từ che dấu tính tham nhũng và bán nước cho CSTQ của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Hải Triều với tựa đề: “Con đường lên CNXH của ông Trọng và hiểm hoạ của dân tộc Việt Nam” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Hải Triều
Mới đây, báo chí Việt Nam đồng loạt đăng một bài viết dài của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, với nội dung “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Đọc bài viết dài này của ông Nguyễn Phú Trọng, bất kỳ sinh viên Việt Nam nào cũng thấy quen thuộc trước các luận điệu này, vì nó giống như các bài giảng chính trị thường gặp ở trong các chương trình đào tạo ở Việt Nam, mang tính giáo điều, sáo rỗng và lạc hậu. Mặc dù là người có thủ đoạn chính trị cũng “không phải dạng vừa”, nhưng bài viết này cho thấy sự bế tắc trong lý luận về chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam mà ông Trọng là tiêu biểu.
Trong bài viết này, ông Trọng đả kích các thể chế chính trị phương Tây, nhưng trớ trêu thay, những điều ông Trọng nêu ra, nó lại rất đúng với thực tại xã hội Việt Nam đương thời.
“Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, ‘cá lớn nuốt cá bé’ vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm.” Ông Trọng đã viết như vậy trong bài báo của mình.
Nền kinh tế thị trường đầy méo mó này đã sản sinh ra một thứ gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Theo kinh tế gia Phạm Chi Lan thì: “Doanh nghiệp thân hữu gồm có ba nhóm là doanh nghiệp nhà nước, một số lớn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số ít doanh nghiệp tư nhân tầm cỡ của Việt Nam.”
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu” chính là cái mà ông Trọng đã trước đây gọi nó là “nhóm lợi ích”. “Nhóm lợi ích” thực chất là sự cấu kết, thông đồng giữa những doanh nhân giàu có với những người có quyền lực trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị để bòn rút tài sản nhà nước, của nhân dân. Sự cấu kết này làm cho người có tiền trở thành người có quyền lực chi phối và người có quyền lực sẽ trở thành người có rất nhiều tiền, không chỉ để họ trở nên giàu có mà còn có tiềm lực tham gia “thị trường” mua quan bán chức để chui sâu leo cao. Họ cùng chung mục tiêu thao túng được thật nhiều quyền lực và thật nhiều tiền.
Ngoài lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực ngân hàng cũng là nơi mà các nhóm tư bản thân hữu trục lợi qua việc chiếm dụng vốn, phù phép lãi suất ưu đãi, làm thất thoát bởi nợ xấu dẫn đến một số đại án ngân hàng gần đây.”
Ông Trọng và Đảng của ông có thể lờ đi, nhưng người dân Việt Nam thì biết rất rõ, mối nguy hiểm đối với toàn thể dân tộc, đất nước Việt Nam, đó chính là dã tâm bành trướng và các âm mưu thâm độc của Bắc Kinh, đặc biệt là dã tâm độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu phương Tây đã chỉ ra rất rõ “chiến thuật vùng xám” mà Trung Quốc đang áp dụng trên biển Đông như thế nào.
Tuy nhiên, có thể mở rộng ra rằng, “chiến thuật vùng xám” được Trung Quốc áp dụng tổng thể và trên tất cả các lĩnh vực.
Với “chủ nghĩa tư bản thân hữu” đang phát triển mạnh ở Việt Nam, việc dùng những chiến dịch quân sự sẽ rất tốn kém, chưa kể sự phản đối của cộng đồng quốc tế, cho nên, dùng những “bàn tay sắt bọc nhung” để tác động thông qua các nhóm lợi ích này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Dư luận Việt Nam có một thời gian đã xôn xao khi người Trung Quốc nuôi cá bè ngay trên Vịnh Cam Ranh, cách quân cảng Cam Ranh chưa đầy 3 km, hay đã sở hữu nhiều vị trí quốc phòng quan trọng.
Ngày 10/6/2018, đồng loạt người dân rất nhiều tỉnh thành đã đổ xuống đường biểu tình để thể hiện thái độ bất bình trước Luật đặc khu, vì người dân lo sợ rằng Luật này sẽ mở đường cho phía Trung Quốc “xâm chiếm dần dần” lãnh thổ Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu đã từng cảnh báo nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam hoặc làm bình phong cho các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng, hoặc lợi dụng hoạt động… để thâu tóm những nguồn lực quan trọng của Việt Nam, trong số đó, lợi dụng “chủ nghĩa tư bản thân hữu” là dễ dàng nhất, vì các hoạt động của các doanh nghiệp này sẽ được nhà nước Việt Nam “bảo kê”.
Gần đây, báo chí cho biết tỉnh Quảng Ninh xin phá hơn 32 ha rừng phòng hộ để mở rộng một Khu công nghiệp do Trung Quốc đầu tư.
Rất nhiều dự án điện tái tạo đã rơi vào tay các doanh nghiệp Trung Quốc. Các dự án điện gió tại Tây nguyên – nơi có vị trí quan trọng của Việt Nam cũng nằm trong tầm ngắm của doanh nghiệp Trung Quốc.
Mới đây, báo chí đã thông tin tập đoàn Alibaba của Jack Ma đã bỏ ra 400 triệu USD để mua một công ty con trong Tập đoàn Masan của tỉ phú Đông Âu Nguyễn Đăng Quang. Đây là một trường hợp hiếm hoi thông tin được công khai. Còn bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam “bán linh hồn cho quỷ” thì chưa thể biết được.
Các nước phương Tây đã chỉ ra mối quan hệ giữa các mưu đồ chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc được thực hiện thông qua các doanh nghiệp Trung Quốc, chính vì vậy, nguy cơ Trung Quốc sử dụng các doanh nghiệp để thâu tóm và chi phối các nguồn lực quan trọng của Việt Nam, đó mới hiểm hoạ thực sự của dân tộc và đất nước Việt Nam./.
No comments:
Post a Comment