Friday, July 24, 2015

Người Việt Nam phải làm gì khi Hoa Kỳ xác định lập trường về Biển Đông

Thứ Sáu, ngày 24.07.2015    
Hoa Kỳ đã xác định rằng không trung lập trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông khi luật pháp bị vi phạm. Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm của LLDTCNTQ, về những lời giải thích của phụ tá ngoại trưởng Daniel Russel, và trách nhiệm bảo vệ lãnh hải của Việt Nam qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Ngày 21 tháng 7 vừa qua trong cuộc hội thảo hàng năm lần thứ 5 về Biển Đông tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS tạiWashington DC, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Á Châu, ông Daniel R. Russel, đã đọc một bài tham luận, trọng tâm nói đến chính sách của Hoa Kỳ tại Á Châu,liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Trong cuộc hội thảo nói trên, có các chuyên gia đến từ nhiều nước, trong ấy có Trung Cộng, một quốc gia đang trỗi dậy, và tạo ra những căng thẳng khiến cả thế giới phải quan tâm. Cuộc hội thảo cũng được nối mạng để cho khoảng 500 chuyên gia từ nhiều nơi theo dõi.
Trong bài phát biểu, Ông Russel đã xác định Hoa Kỳ có các quyền lợi tại Á Châu, nên từ 70 năm qua nước này đã làm việc với những quốc gia đồng minh và những đối tác khác trong vùng, để chia sẻsự phát triển, thịnh vượng và an ninh chung. Đặc biệt từ sáu năm rưỡi qua HK tích cực hơn để tạo sự thăng bằng trong khu vực này. Ông tóm lược toàn cảnh vùng Đông Nam Á , mà hiện tình căng thẳng tạiBiển Đông, với những diễn biến mỗi ngày mỗi phức tạp hơn. Từ tham vọng của Trung Cộng muốn độc chiếm hầu hết diện tích vùng biển giàu tài nguyên, và là thủy lộ quan trọng này, bằng đường "lưỡi bò" 9 đoạn họ tự vẽ ra, không dựa trên căn bản hợp lý nào, đến những bế tắc từ năm 2002, sau khi đã có tuyên bố chung để đi đến một bản qui tắc ứng xử COC, mà sau 13 năm đã không thể hoàn thành được.
Để giải quyết các tranh chấp đang diễn ra, ông Russel đề nghị các bên không làm cho căng thẳng thêm, như phải ngưng xây dựng các công trình, không làm biến dạng nguyên trạng, không quân sự hóa khu vực. Việc giải quyết các tranh chấp phải dựa trên luật pháp, trong tinh thần đối thoại và hòa giải. Cụ thể giữa Philippines và Indonesia đã đạt được thỏa thuận về ranh giới lãnh hải giữa hai nước. Malaysia và Singapore đã nhờ tòa án quốc tế giải quyết tranh chấp eo biển giữa hai bên. Tòa án trọng tài quốc tế cũng đã đã giải quyếttranh chấp giữa Bangladesh và Miến Điện.
Các bên tranh chấp cần dựa vào Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 để làm cơ sở pháp lý. Một việc mà Philippines đang làm trong vụ tranh chấp với Trung Cộng. Theo ông, cho dù kết quả thế nào đi nữa, khi toà án trọng tài đã đưa ra phán quyết, thì cả hai bên phải tuân thủ, vì hai bên đều đã ký vào Công Ước Liên Hiệp Quốc.
Để trả lời câu hỏi của một GS người Hoa, cho rẳng HK đã thay đổi chính sách "không đứng về bên nào" như vẫn được nói đến. Ông Russel khẳng định Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông, nhưng HK nói đến phương thức giải quyết sự việc phải được dựa trên luật pháp quốc tế, không dùng sức mạnh để cưỡng chế, vì vậy sự diễn giải ấy không đúng với lập trường của Hoa Kỳ, nhất là phía Trung Cộng luôn cáo buộc nước này thiên vị trong vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ không trung lập khi luật pháp không được tôn trọng, chẳng những thế, HK sẽ can thiệp mạnh mẽ để luật pháp phải được tuân thủ.
Như thế đã quá rõ ràng rằng Hoa Kỳ vẫn chủ trương không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền, nhưng cả các bên tranh chấp phải dựa vào luật pháp làm nền tảng giải quyết.
Đối với người Việt Nam, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta cũng đã phê chuẩn Công Ước LHQ về Luật Biển năm 1982, lại không đưa vụ tranh chấp ra trước tòa án trọng tài quốc tế như Philippines đang làm, như đề nghị của ông Daniel Russel. Trường hợp Việt Nam, thì rõ ràng TC đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, và một phần trong quần đảo Trường Sa năm 1988. Chẳng những thế họ còn ráo riết biến các rạng san hô thành đảo nhân tạo, và xây các căn cứ quân sự trên các đảo này, để sẵn sàng thiết lập vùng nhận dạng phòng không nếu không có sự quan tâm đặc biết của quốc tế.
Theo các chuyên gia quốc tế, và những người đã từng tham dự vào những biến cố chính trị của Việt Nam, thì nước này sẽ không bao giờ dám đưa vụ tranh chấp biển đảo với Trung Cộng ra trước tòa án trọng tài quốc tề, vì nhiều lý do:
Thứ nhất là VN đã chính thức nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về Trung Cộng, qua Công Hàm năm 1958, do Phạm Văn Đồng ký, dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh.
Thư hai là trong quá trình bang giao giữ hai nước, VN đã và đang lệ thuộc vào Bắc Kinh trên nhiều lãnh vực, nặng nề nhất là vấn đề kinh tế, rồi đến chính trị và văn hóa.... Sự gắn bó đã được hai bên tóm tắt bằng 16 chữ vàng và 4 tốt, như một công thức bất di bất dịch, kết quả của mật nghị Thành Đô tháng 9 năm 1990.
Thứ ba là những cam kết trên nhiều văn bản giữa hai đảng CS Trung-Việt từ hơn hai thập niên qua, họ ràng buộc với nhau qua các hoạt động khai thác tài nguyên của Việt Nam, ưu đãi các nhà thầu Trung Cộng, mở ngỏ cửa biên giới cho người và hàng hóa Trung Cộng tràn vào Việt Nam, tạo ra một tình trạng Hán hóa như hiện nay.
Như thế chúng tôi khẳng định rằng, chính quyền Việt Nam đang do đảng CS độc quyền nắm giữ, chẳng những đã không chủ trương bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta, mà còn đàn áp những ai lên tiếng chống lại sự bành trướng của Trung Cộng;họ bóp nghẹt ý chí độc lập và bảo toàn lãnh thổ của người dân, họ phản bội công lao của tổ tiên, và đi ngược lại quyền lợi chính đáng của dân tộc.
Một chính quyền như thế không thể tồn tại được, vì nó đang đưa cả dân tộc này vào vòng nô lệ của Bắc Phương, nên phải được thay thế càng mau càng tốt, bằng một chính quyền do dân và vì dân; không chỉ để giải quyết vấn đề tranh chấp biển đảo, mà để đem đất nước thoát khỏi tình trạng suy thoái, thối nát chậm tiến, lạc hậu và nghèo đói như hiện nay. Đó là nguyện vọng rất chính đáng của người Việt Nam vậy.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài qaun điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Cứu Quốc

No comments:

Post a Comment