Saturday, January 9, 2021

Tin Tức: Thứ Bảy 09.01.2021

Tin Tức

Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức  sẽ được Bảo Trân & Đồng Tâm trình bày sau đây.

PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM XÉT XỬ NHÓM “HIẾN PHÁP”

Sáng hôm qua 08/01/2021 tòa án Cấp Cao tại thành Hồ đã ra phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm đã tuyên hôm 31/7/2020 đối với 4 thành viên Nhóm Hiến pháp.  Các fabooker lần lượt bị tuyên án như sau:

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh: 8 năm tù giam, 3 năm quản chế.

Ông  Ngô Văn Dũng (facebooker Biển Mặn): 5 năm tù giam,  2 năm quản chế.

Ông  Lê Quý Lộc: 5 năm tù giam,  2 năm quản chế.

Ông  Hồ Đình Cương: 4 năm 6 tháng tù giam, 2 năm quản chế.

Cả 4 người trên đều bị cáo buộc tội danh “phá rối an ninh” theo điều 118 của bộ luật hình sự năm 2015. Trong phiên phúc thẩm, 4 nhà hoạt động này luôn khẳng định mình vô tội vì họ chỉ bày tỏ quan điểm “chống Trung Quốc.”

Bản án trên là một thách thức thật sự đối với tinh thần thượng tôn pháp luật của công dân Việt Nam. Chỉ có ở Việt Nam và một vài quốc gia độc tài còn lại trên thế giới mới có chuyện đi tù vì phổ biến Hiến pháp và tôn trọng pháp luật.

CAO UỶ NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC QUAN NGẠI VỀ VIỆC KẾT ÁN 3 THÀNH VIÊN HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Vào thứ Sáu ngày 08.01, Phát ngôn nhân Ravina Shamdasani của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc ra thông cáo về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án với những bản án hà khắc đối với 3 thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam trong phiên tòa bất công hôm 05.01.

Theo bà Shamdasani, việc kết án là một diễn biến đáng quan ngại và  thuộc một phần của chiến dịch đàn áp ngày càng tăng đối với quyền tự do biểu đạt tại Việt Nam.

Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc cộng sản Việt Nam sử dụng những điều luật mơ hồ để bắt giữ tùy tiện ngày càng nhiều các nhà báo độc lập, bloggers, những nhà bình luận trên mạng và những người bảo vệ nhân quyền. Đây là sự vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)

Thông cáo nói các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, và Lê Hữu Minh Tuấn bị xét xử không công bằng và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các ông ngay lập tức và vô điều kiện cũng như sửa đổi Bộ Luật Hình sự cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam về nhân quyền.

VIỆT NAM PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN TỐ GIÁC NGƯỜI NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP

Bộ Quốc phòng Việt Nam đề nghị phát động phong trào vận động toàn dân tố giác những người nhập cảnh trái phép qua biên giới nhằm ngăn ngừa làn sóng dịch virus Vũ Hán từ bên ngoài tràn vào Việt Nam.

Đề nghị này được đưa ra tại hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống dịch cúm Tàu trong quân đội, giữa thời điểm gần đến Tết Nguyên Đán và sắp diễn ra Đại hội 13 của Đảng Cộng sản.

Ngoài việc duy trì hơn 1.600 trạm canh gác, 7.000 binh lính kiểm soát dọc biên giới suốt ngày đêm nhằm ngăn chặn người nhập lậu.  

Số liệu báo cáo cho hay kể từ đầu đại dịch đến nay, biên phòng Việt Nam đã bắt giữ hơn 31.000 người nhập cảnh trái phép và khởi tố, bàn giao cho lực lượng chức năng 153 người tổ chức đưa đón người nhập cảnh trái phép.

Việt Nam có 1.512 ca nhiễm bệnh, chủ yếu là các ca nhập cảnh từ nước ngoài.

NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM LỖ HƠN 1.300 TỶ ĐỒNG 

Năm 2020, ngành đường sắt Việt Nam lỗ hơn 1.300 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch cúm Tàu và mưa lũ tại miền Trung trong những tháng cuối năm.

Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR) cho rằng do ảnh hưởng của dịch virus Vũ Hán, dẫn đến việc cắt giảm chạy tàu khách trên tất cả các tuyến, do đó nhân công thiếu việc làm. Nhiều người phải nghỉ luân phiên không hưởng lương từ 5-13 ngày trong một tháng, thậm chí bị hoãn hợp đồng lao động. Số lượng hành khách đi tàu có tháng chỉ đạt 30-35% so với năm 2019, mức thấp nhất trong lịch sử ngành đường sắt.

Ngoài ra do mưa lũ trong tháng 9 và 10, nhiều tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng khiến ngành đường sắt phải chi hơn 7 ngàn tỷ để nâng cấp hạ tầng tuyến Hà Nội-Sài Gòn.

Để khuyến khích hành khách đi lại bằng tàu lửa trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu, VNR cho biết thực hiện chương trình giảm giá vé 50% cho khách đi tàu trong tháng 1.

BỘ TỨ HOA KỲ-ÚC-ẤN-NHẬT BÀN VỀ VẤN ĐỀ SÔNG MEKONG

Viên chức cấp cao của nhóm “Bộ Tứ” gồm bốn quốc gia là Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản mới tổ chức một cuộc họp trực tuyến, trong đó có trao đổi về vấn đề Sông Mekong.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng đây là một phần của các cuộc tham vấn thường xuyên của nhóm này nhằm thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương tự do, rộng mở và hòa nhập. Trong cuộc họp cuối tháng trước, các bên thảo luận cơ hội cùng nhau hợp tác trong tương lai về các vấn đề từ hỗ trợ nhân đạo, đối phó với thảm họa và dịch COVID-19 cùng vaccine, cũng như phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hiệp Quốc.

Bốn bên cũng xem xét các diễn biến chiến lược gần đây ở khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông, Hong Kong, Đài Loan và khu vực tiểu vùng sông Mekong. Đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của ‘Bộ Tứ’ đối với ASEAN và cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn đầu.

Trong một diễn biến khác, ngày 6/1, Ủy hội Sông Mekong cho biết Trung Cộng đã thông báo chặn dòng chảy của sông tại một đập thủy điện của nước này ở thượng nguồn trong vòng 20 ngày.

No comments:

Post a Comment