Monday, May 23, 2022

Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm từ quan

Bình Luận

Đảng CSVN chọn Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo lâu dài chính vì ông thể hiện trọn vẹn những đặc tính cố hữu của tập thể bại hoại này. Đó là tham quyền, cố vị, bảo thủ và bán nước.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của David Hutt với tựa đề: Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm từ quan” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay. 

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể vẫn tại nhiệm cho đến kỳ đại hội và chọn lựa lớp lãnh đạo mới vào năm 2026.

Khi đó, Nguyễn Phú Trọng 81 tuổi và sẽ trở thành tổng bí thư lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Lê Duẩn giữ chức tổng bí thư 30 năm và qua đời lúc 79 tuổi khi đang đương chức năm 1986.  

Liệu Nguyễn Phú Trọng có trụ được đến năm 2026 không? Nguyễn Phú Trọng đã quá liều lĩnh. Tại Đại hội đảng toàn quốc năm ngoái, một sự kiện 5 năm, dự kiến Nguyễn Phú Trọng sẽ từ chức vì đã có 10 năm tại vị và theo quy định của đảng là hạn chế lãnh đạo cấp cao giữ chức trong hai nhiệm kỳ năm năm. 

Thay vào đó, Nguyễn Phú Trọng đã thắng nhiệm kỳ thứ ba gần như chưa từng có. 

“Trong tuần qua, tin đồn trong cộng đồng người Việt hải ngoại thù địch với chính phủ Hà Nội rằng… Nguyễn Phú Trọng sẽ từ chức trước khi hết nhiệm kỳ và tại một hội nghị quan trọng sắp tới của đảng sẽ có thay đổi lãnh đạo,”Carl Thayer, giáo sư danh dự của Đại học New South Wales ở Úc cho biết. 

Điều này một phần bắt nguồn từ một bài báo được đăng trên Haaretz, của Israel, cho rằng việc bắt giữ một nữ doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam gần đây là nằm trong cuộc chiến giành quyền lực của giới chóp bu để kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng. 

Đây không phải là điều mới mẻ. Theo giáo sư Alexander Vuving tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K Inouye ở Honolulu, Hawaii, thì kế hoạch không chính thức được thống nhất vào năm ngoái là Nguyễn Phú Trọng sẽ từ chức trước năm 2026. 

Trước đó, Nguyễn Phú Trọng đã thay đổi điều lệ vào tháng 9 năm 2018 khi được bổ nhiệm làm chủ tịch nước cùng với chức Tổng bí thư, khiến ông ta trở thành lãnh đạo đầu tiên kể từ những năm 1980 nắm giữ hai trong số bốn chức vụ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. 

Ông lại làm như vậy một lần nữa tại Đại hội đảng toàn quốc năm ngoái khi nhận nhiệm kỳ thứ ba và được ưu tiên không xét tuổi khi đã 76 tuổi. Lãnh đạo cấp cao dự kiến sẽ nghỉ hưu vào lúc 65 tuổi hay ngay sau đó. 

Hầu hết các nhà phân tích tin lý do là Đảng Cộng sản không thể đồng thuận về người sẽ kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Trần Quốc Vượng, người kế nhiệm ưa thích và là cũng cánh tay phải của Nguyễn Phú Trọng, không được ưa chuộng và Nguyễn Phú Trọng không được lòng bất kỳ ai khác. Và đại dịch Covid-19 đang diễn ra có lẽ đã thuyết phục nhiều người chọn bước đi an toàn với Nguyễn Phú Trọng. 

Các chuyên gia khác cho rằng Nguyễn Phú Trọng không muốn từ chức vì tham vọng quyền lực cá nhân hoặc vì cảm thấy chiến dịch chống tham nhũng của mình – chương trình nghị sự hiệu quả nhất trong hàng chục năm qua – vẫn chưa được củng cố đủ và có thể bị một nhà lãnh đạo khác nắm quyền đe doạ. 

Một mặt, chẳng có lý do gì Đảng Cộng sản gây xáo trộn. Việt Nam đang bắt đầu phục hồi sau đại dịch, mặc dù khó khăn về đang chờ đợi phía trước. Trong hai năm, Việt Nam chẳng làm gì khác hơn là kiềm chế Covid-19. 

Các nhà phân tích và nhà quan sát hiện mong đợi việc đảng xử lý đại dịch ra sao khi có sẽ có những quan chức bị khiển trách hay bị kỷ luật. Một sự thay đổi lãnh đạo có thể tiếp phức tạp thêm quá trình này. 

Nguyễn Phú Trọng, luôn theo ý thức hệ, đã thay đổi đáng kể chính trị đảng trong suốt 11 năm cầm quyền, vẫn không nghĩ rằng chiến dịch chống tham nhũng của mình đủ an toàn để chuyển giao cho một lãnh đạo khác, đặc biệt là kể từ khi Trần Quốc Vượng, người được Trọng tín nhiệm, không giành được sự ủng hộ để kế nhiệm Tổng bí thư vào năm ngoái. 

Sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng đã được cải thiện đáng kể kể từ đó và hiện ông ta có thể đến thăm các tỉnh, theo ghi nhận của Lê Hồng Hiệp, một thành viên cao cấp của Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore. 

Những tháng gần đây cũng chứng kiến một loại hoạt động thường tạo tiền đề cho những thách thức lãnh đạo. Một số đại gia kinh doanh nổi tiếng đã bị bắt, trong đó có tỷ phú Trịnh Văn Quyết.

Doanh nhân nổi tiếng Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng có lệnh bắt giữ, bà Nhàn được cho là gần gũi với một số bộ trưởng và hiện đang ở nước ngoài. 

Vì hầu hết các nhà lãnh đạo chính trị có mạng lưới ủng hộ riêng, những vụ bắt giữ này “có thể phản ánh sự cạnh tranh căng thẳng giữa các ứng cử viên hàng đầu”, giáo sư Vuving cho biết. 

Và cũng là lịch sử. Chọn lãnh đạo kế nhiệm là một quá trình được quản lý cẩn thận và thường bắt đầu giữa các kỳ Đại hội 5 năm toàn quốc. Khi đó sẽ là cuối năm 2023.

Nhưng việc chuẩn bị cho Đại hội cuối cùng rất phức tạp vì cái chết của chủ tịch nước Trần Đại Quang, và ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh bị bệnh tật kéo dài. Đinh Thế Huynh là một ứng cử viên thay thế Nguyễn Phú Trọng. 

“Điều đó lẽ ra phải là một lời cảnh tỉnh,” Thayer nói. “Nếu sức khỏe yếu đột ngột buộc Nguyễn Phú Trọng phải từ chức, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tìm người kế nhiệm”. 

Quả thật là có ít lựa chọn hơn so với những năm trước. Điều lệnh đảng yêu cầu ứng cử viên phải phục vụ đủ một nhiệm kỳ năm năm trong Bộ Chính trị. Thayer lưu ý rằng hiện chỉ có tám trong số 18 thành viên Bộ Chính trị hội đủ điều kiện.

Trong số đó, hai người đã được miễn trừ đặc biệt vào năm ngoái để ở lại sau tuổi 65. Họ có thể sẽ không nhận được một sự miễn trừ khác, vì vậy có lẽ chỉ còn lại sáu ứng cử viên khả dĩ. 

Đối với Thayer, hai lựa chọn có thể sẽ là Nguyễn Xuân Thắng, ủy viên thường vụ Ban Bí thư, hoặc Phan Đình Trạc, phó chủ tịch Ban Chỉ đạo Chống tham nhũng. 

Hải Hồng Nguyễn, một thành viên nghiên cứu danh dự tại Trung tâm Tương lai Chính sách, suy đoán rằng người kế nhiệm có thể là Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc hội hiện tại. 

Lựa chọn này có lý. Giống như Trọng, Vương Đình Huệ là một đảng viên đã cống hiến toàn bộ sự nghiệp cho bộ máy đảng. Đây cũng là sự lặp lại con đường của Nguyễn Phú Trọng; Nguyễn Phú Trọng từng là chủ tịch Quốc hội trước khi chuyển lên làm Tổng Bí Thư vào năm 2011. Và, giống như Nguyễn Phú Trọng, Vương Đình Huệ trước đây từng là bí thư thành ủy Hà Nội. 

Ông Vuving nói: “Cuộc đua vẫn đang so kè vào thời điểm này, và có thể đảng sẽ gây bất ngờ cho người ngoài khi họ chọn người kế nhiệm ông Trọng trong vài năm tới”./.

No comments:

Post a Comment