Saturday, September 4, 2021

Hổ tướng Trần Quang Diệu

Danh Nhân Nước Việt

Kính thưa quý thính giả, Lịch sử Việt Nam ghi lại nhiều chiến công hiển hách của các anh hùng đời Trần, trong đó có một vị tướng tài được liệt vào Tây Sơn Thất Hổ Tướng. Ông được vua Quang Trung phong làm Đại Soái tiến đánh Ai Lao. Sau khi vua Quang Trung băng hà, ông cùng vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân chiến đấu đến giờ phút cuối cùng và vì không chịu đầu hàng nên bị chúa Nguyễn xử tử.

Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Hổ tướng Trần Quang Diệu” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.

Việt Thái

Trần Quang Diệu tên thật Trần Văn Đạt, sinh năm 1760, người làng An Hải, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, là con trai của ông Trần Tấn và bà Phan Thị Hy. Ông là một trong Tây Sơn Thất Hổ Tướng của triều Tây Sơn.

Trong chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), ông chiến đấu trong đạo trung quân do Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ chỉ huy. Sau trận đại thắng này, ông được cử làm Đốc Trấn Nghệ An lo trấn thủ và xây dựng thành Phượng Hoàng.

Năm 1792, Ai Lao không chịu triều cống nên vua Quang Trung phong ông làm Đại Soái, Lê Trung làm Đại Tư Lệnh xuất quân đánh Ai Lao. Vua Ai Lao thua trận, trốn chạy.

Tháng 7 năm Nhâm Tý, vua Quang Trung đột ngột băng hà. Tuân theo di chiếu, ông cùng  Bùi Đắc Tuyên và Vũ Văn Dũng phò Nguyễn Quang Toản (10 tuổi) lên ngôi, tức vua Cảnh Thịnh.

Năm 1793, quân chúa Nguyễn kéo ra bao vây thành Quy Nhơn do Nguyễn Nhạc trấn thủ. Vua Cảnh Thịnh liền cử ông dẫn quân đi đánh giải vây.

Năm 1795, một lần nữa ông xuất quân chiếm lại Diên Khánh. Khi chiến sự khốc liệt với lợi thế thuộc về quân Tây Sơn, thì triều đình có biến động tại Phú Xuân.

Không có lệnh vua, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Huấn và Phạm Công Hưng lập mưu giết tướng Ngô Văn Sở và cha con Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Hay tin, ông mang quân về triều thu xếp ổn thỏa.

Thấy khí thế của quân Tây Sơn suy nhược, năm 1799, chúa Nguyễn bèn cử đại quân tiến đánh, bao vây và chiếm thành Quy Nhơn. Ông và Vũ Văn Dũng nhận lệnh đem quân cứu viện, đến tháng Giêng năm 1800 bắt đầu tấn công thành.

Được tin thành Quy Nhơn bị vây, chúa Nguyễn cử đại quân ra cứu Quy Nhơn, các tướng nhà Nguyễn phá tan thủy quân Tây Sơn ở trận Thị Nại. Vũ Văn Dũng phải bỏ cửa Thị Nại lên bộ, hợp với quân của ông tiếp tục vây thành.

Nhận thấy 2 tướng giỏi nhất Tây Sơn tập trung ở Quy Nhơn, Võ Tánh viết thư khuyên chúa Nguyễn đừng lo giải vây thành, hãy đánh Phú Xuân trước. Nguyễn Ánh nghe theo, đến tháng 5 năm 1801, thủy quân nhà Nguyễn chiếm Phú Xuân.

Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng nghe tin Phú Xuân thất thủ, sai các tướng đem quân cứu viện, nhưng đến Quảng Nam thì bị ngăn chận nên phải quay trở về.

Trong thành Quy Nhơn hết lương thực, Võ Tánh tự thiêu, Hiệp trấn Ngô Tùng Châu cũng uống thuốc độc tự tử nên thành Quy Nhơn đầu hàng. Ông vào thành, sai người an táng tử tế cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, tha chết cho tất cả các tướng lãnh và quân nhà Nguyễn. Sau đó, ông chia quân đi cứu Phú Xuân và Phú Yên nhưng đều thất bại.

Mặc dù, quân Tây Sơn chiếm lại được thành Quy Nhơn nhưng 4 mặt đều bị vây, khó bề chống giữ.

Tháng 3 năm 1802, nghe tin vua Cảnh Thịnh và Bùi Thị Xuân đã thua trận ở Trấn Ninh, ông và Vũ Văn Dũng bỏ thành, đem binh tượng đi vòng qua Lào ra Nghệ An để hội quân với vua Cảnh Thịnh. Nhưng khi tới châu Quỳ Hợp, vào đến đất Hương Sơn thì nghe tin thành Nghệ An thất thủ, ông rút về huyện Thanh Chương, mấy hôm sau cả gia đình ông đều bị quân nhà Nguyễn bắt sống.

Nguyễn Phúc Ánh, lên ngôi và lấy hiệu Gia Long (1802), chiêu hàng ông, nhưng ông nói rằng: “Trung thần không thờ 2 chúa, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu rộng lượng thì tha cho. Tôi sẽ về ở nơi thôn dã làm thường dân, chứ không thể nhận quan chức của triều đình”.

Biết không thể khuất phục, vua Gia Long xử ông tội chết.

Về cái chết của ông, Phạm Khắc Hòe, Đổng lý Văn phòng triều vua Bảo Đại cho rằng, vì ông thờ mẹ già 80 tuổi, nên vua Gia Long chỉ ra lệnh chém đầu, chứ không hành hình như một số tướng lãnh khác.

Sau khi ông mất, con cháu phải cải họ, từ họ Trần sang họ Nguyễn. Sau này, có nhiều đường phố được đặt tên Trần Quang Diệu để nhớ đến một danh tướng bất khuất của triều Trần.

***

Đảng CSVN luôn phê phán nặng nề các triều đại phong kiến, nhưng dù có bóp méo lịch sử đến đâu chăng nữa, họ cũng không thể bôi nhọ được những văn thần võ tướng của triều Trần đã đổ xương máu giữ vững giang sơn Đại Việt và mở rộng cõi bờ về phương Nam.

Họ sẵn sàng quỳ xuống xin nhà vua chém đầu mình, chứ nhất quyết không chịu đầu hàng quân giặc, hay chấp nhận dâng một tấc đất nào cho lũ giặc Hán để cầu hòa.

Thế nhưng, Việt Nam ngày nay lại có một tập đoàn lãnh đạo CS hèn nhát, hiến dâng đất đai và biển đảo cho Tàu Cộng để được vinh hoa phú quý. Nếu muốn thoát khỏi thảm họa mất nước, chỉ có một cách duy nhất là toàn dân Việt “đồng tâm hiệp lực” xuống đường, “bất tuân dân sự”, giải thể chế độ cộng sản, thì VN mới có Tự Do – Dân Chủ thật sự để cùng nhau xua đuổi bọn Tàu Cộng trở về phương Bắc.

No comments:

Post a Comment