Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh HD, tuần này chúng tôi ghi nhận có thêm 1 người nữa bị csvn kết án theo điều 117 củ bộ luật hình sự, anh có tin thêm gì về việc này không thưa anh?Hướng Dương:Thưa chị, đó là việc tòa án Hà Nội hôm 29/9
đã kết án ông Nguyễn Minh Sơn 6 năm tù giam với cáo buộc “Tuyên truyền chống
nhà nước CHXHCN Việt Nam”, dựa theo điều 117 BLHS.
Ông Sơn, 60 tuổi,
người thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa chống Tàu, bảo vệ môi
trường và ủng hộ nhân quyền từ năm 2011 cho đến ngày bị bắt. Cáo trạng không đề
cập đến những bài viết hay việc ông tham gia biểu tình, nhưng buộc tội ông đã
livestream với nội dung chửi bới đảng cộng sản Việt Nam và xúc phạm Hồ Chí Minh
vào tháng 4 năm 2022.
Phiên tòa ban đầu dự
kiến diễn ra vào ngày 21 nhưng đã bị hoãn cho tới ngày 29/9. Giống như tất cả
các phiên xét xử những người bất đồng chính kiến, người nhà ông Nguyễn Minh Sơn
cũng không được vào tham dự phiên tòa dù được thông báo là xét xử công khai. Bà
Nguyễn Thị Phước, vợ ông Sơn cho biết khi phiên tòa kết thúc, bà mới được cho
vào khi người ta đã giải chồng bà đi. Bà Phước chỉ kịp gọi tên chồng nhưng
không chắc ông Sơn có nghe thấy không. Bà biết tin chồng bị kết án 6 năm tù sau
khi được luật sư thông báo.
Luật sư Ngô Anh Tuấn
nói rằng cáo buộc và bản án dành cho thân chủ ông quá nặng, trong khi hành vi
trên có thể chỉ bị phạt hành chính, hoặc nên bị chuyển sang một tội danh khác
như điều 331 “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Bảo Trân: Trong
khi đó, một tnlt khác là ông Lê Trọng Hùng đã tuyệt thuận gần 1 tháng nay, xin
anh nói thêm về tin này.
Hướng Dương: Thưa chị, Tính đến
ngày hôm nay, tù nhân lương tâm Lê Trọng Hùng đã tuyệt thực đến ngày thứ 28
trong trại giam số 6 và dự trù sẽ kéo dài đến ngày 9/11 tới đây.
Cần
biết ông Hùng 44 tuổi đang thọ án 5 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà
nước CSVN”. Nhà báo độc lập này bị bắt vào ngày 27/3 năm 2021 sau khi tuyên bố
ứng cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử vào tháng 5 năm đó.
Trong
cuộc tuyệt thực lần thứ hai này, ông có mục tiêu yêu cầu tòa án mở lại phiên
phúc thẩm xét xử vụ án của ông, vì khi tòa án xét xử không có luật sư và người
thân cũng không được thông báo. Ông cũng yêu cầu đám cai tù tôn trọng quyền lợi
chính đáng của tù nhân, và đề nghị đại biểu quốc hội vào gặp vì cá nhân ông
đang đề nghị thành lập tòa Bảo hiến.
Vợ
ông là bà Đỗ Lê Na, đến trại giam ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An để thăm gặp
chồng vào ngày 23/9 vừa qua, và được biết sau 21 ngày nhịn ăn hoàn toàn, chỉ
uống nước, ông đã sụt giảm 9 ký. Tuy nhiên tinh thần của ông vẫn rất kiên cường
và đầy lạc quan.
Bà Na
nói rằng cả hai vợ chồng đều nhận thức là ít có khả năng đại biểu quốc hội chịu
vào trại giam để gặp ông Hùng, nhưng ông vẫn cứ tuyệt thực để chứng minh cho
người dân và cộng đồng quốc tế về thực chất của quốc hội Việt Nam hiện nay.
Bà
thuật lại lời chồng là “người đại biểu cho quyền lợi của các cử tri mà lại bỏ
mặc nguyện vọng và sinh mạng của cử tri thì họ đang đại diện cho quyền lợi của
đảng”. Trại giam đã áp dụng biện pháp an ninh nghiêm ngặt khi gia đình thăm gặp
ông Hùng vào ngày 23/9.
Bảo Trân: Và
thưa anh, tại Bình Dương có thêm 1 công dân bị bắt theo điều 331 phải không ạ?
Hướng Dương: Thưa chị, đó là Công an Tp Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hôm
29/9 vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Đức Thắng (sinh năm 1980, quê Bạc Liêu)
với cáo buộc vi phạm điều 331 BLHS “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi
ích nhà nước…”
Báo “lề đảng” dẫn nguồn
tin từ Công an TP Thủ Dầu Một cho biết, ông Thắng có nghề nghiệp kế toán nhưng
do thái độ bất mãn nên bỏ việc, bỏ địa phương đến Bình Dương sinh sống. Cũng
báo chí lề đảng đưa tin, từ tháng 4/2021 đến tháng 6/2021, ông Thắng đã sử dụng
danh khoản Facebook cá nhân để viết, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh
có nội dung xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà
nước, bôi nhọ, xúc phạm uy tín của tổ chức, cá nhân.
Việt Nam thường xuyên
sử dụng các điều luật mơ hồ như điều 88, 117, 109, 331 trong BLHS để bỏ tù
những công dân dám lên tiếng chỉ trích chính phủ và đấu tranh đòi nhân quyền.
Hàng chục người bị bắt giam, bị kết án theo điều 331 trong vài năm trở lại đây.
Bảo Trân: Và
cuối cùng thì có tin là giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước bị tòa án phúc thẩm
giữ ý án 8 năm tù giam đối với ông. Anh có tin thêm gì về việc này
Hướng Dương: Thưa chị, trong phiên
tòa phúc thẩm chỉ kéo dài 2 tiếng vào ngày hôm qua 26/9, bạo quyền tỉnh Đắc Lắc
đã bác đơn kháng cáo của giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước và y án 8 năm tù
giam với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước CSVN”.
Bà Lê
Thị Hà, vợ của ông Phước, cho biết chỉ có bà và một vài người bạn của ông mới
được vào phòng xử án tại trụ sở của tòa án tỉnh Đắc Lắc với tư cách là nhân
chứng và người có quyền lợi liên quan.
Nhận
xét về phiên tòa “rừng rú” nói trên, bà Hà cho biết là chẳng thấy gì khác biệt
giữa phiên tòa sơ thẩm trước đây. Các luật sư bào chữa đều đưa những bằng chứng
cho thấy các bài viết của ông Phước không có gì vi phạm luật pháp, nhưng tòa án
vẫn cứ đưa ra phán quyết của mình.
Ông
Phước vẫn khẳng định mình vô tội và cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo lên cấp cao
hơn. Là giảng viên âm nhạc của trường cao đẳng sư phạm Đắc Lắc, ông Phước, 61
tuổi, bị bắt giam vào ngày 8/9 năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống phá
nhà nước”, một tội danh ấm ớ và mù mờ mà các tổ chức nhân quyền trên thế giới
đều yêu cầu bạo quyền VN phải sửa đổi hoặc hủy bỏ điều luật hình sự 117.
Theo
cáo trạng, ông Phước đã có nhiều bài viết liên quan đến vụ đàn áp ở
xã Đồng Tâm, hòa hợp dân tộc, chống tham nhũng và phê phán chính sách đối phó
với đại dịch Vũ Hán. Ông cũng bị cáo buộc trực tiếp hát và đánh đàn cho người
khác hát nhiều bài ca với nội dung “gây chiến tranh tâm lý nhằm mục đích chống
nhà nước và lôi kéo người nhẹ dạ để diễn biến hoà bình”.
Bảo Trân:
Hướng Dương:
CÁC TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN LÊN ÁN VỤ TỬ HÌNH LÊ VĂN MẠNH
Các
tổ chức nhân quyền quốc tế đã đồng loạt lên án bạo quyền VN đã tử hình Lê Văn
Mạnh là “ghê tởm”, bất chấp sự vận động của các phái đoàn ngoại giao và quốc
tế.
Bà
Chiara Sangiorgio, chuyên gia về án tử hình của tổ chức Ân xá Quốc tế, vào ngày
25/9 khẳng định là mặc dù biết chi tiết về vụ án Lê Văn Mạnh có nhiều vi phạm
nghiêm trọng và vi phạm quyền được xét xử công bằng, trong đó có cáo buộc tra
tấn để buộc nhận tội nhưng bạo quyền VN vẫn xử tử ông chỉ vài ngày sau khi báo
cho gia đình biết việc làm đơn nhận thi hài.
Và
điều này theo bà Sangiorgio là điều “kinh tởm”. Bà cho biết việc tử hình này
sau các thủ tục tố tụng bất công khiến cho việc đoạt mạng sống của người dân
càng trở nên tùy tiện.
Đại
diện của tổ chức quốc tế hoạt động nhằm xóa bỏ án tử hình trên toàn thế giới,
nhận định là Việt Nam đang tụt lại phía sau vì vẫn duy trì hình phạt tàn khốc
và hèn hạ nhất vào thời điểm mà các nước khác đang xoá bỏ nó.
Ngay
sau khi có thông tin VN đã tử hình ông Lê Văn Mạnh sau 19 năm kêu oan, tổ chức
Giám sát Nhân quyền đã có phản ứng. Ông Phil Robertson, phó giám đốc chi nhánh
Á châu, khẳng định là VN đang cố gắng che dấu sự thật là quốc gia này là một
trong những quốc gia áp dụng nhiều án tử hình nhất Á châu. Vụ tử hình Lê Văn
Mạnh là một ví dụ nổi bật về những sai trái trong hệ thống tư pháp tại VN.
Trong
khi đó, Uỷ ban Luật gia Quốc tế cho rằng việc xử tử Lê Văn Mạnh là vi phạm
quyền sống và quyền tự do khỏi những hình phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục
theo luật nhân quyền quốc tế.
Ông
Lê Văn Mạnh bị hành quyết vào sáng ngày 22/9 bằng cách tiêm thuốc độc.
Bảo Trân:
Hướng Dương:
No comments:
Post a Comment