Mở đầu chương trình, Vân Hà & Miên Dương mời quý thính giả theo dõi chi tiết các tin hôm nay.
1/ BÀ NGÔ THỊ TỐ NHIÊN BỊ CÁO BUỘC TỘI “CHIẾM ĐOẠT TÀI LIỆU”
Bộ công
an VN xác nhận vụ bắt giữ bà Ngô Thị Tố Nhiên, một nhà hoạt động môi trường,
với cáo buộc “chiếm đoạt tài liệu” thay vì tội “trốn thuế”.
Phát ngôn nhân bộ công an, Trung tướng Tô
Ân Xô, tuyên bố trong cuộc họp báo vào chiều
30/9 là bà Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc công ty VIETSE, sẽ bị truy tố với cáo
buộc “chiếm đoạt tài liệu” theo điều 342 bộ luật hình sự.
Quyết định truy tố vụ án đã được công an
Hà Nội ký ngày 20/9. Nếu bị kết tội, bà Nhiên có thể phải đối diện với mức án
lên tới 5 năm tù giam. Theo cáo trạng, bà Nhiên bị cho là đã nhận tài liệu liên
quan tới hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ hai ông Lê Quốc Anh và
Dương Đức Việt, hai nhân viên của các công ty con thuộc tập đoàn, đồng thời
cũng là nhân viên làm việc bán thời cho VIETSE.
Bị bắt cùng với bà Ngô Thị Tố Nhiên, hai
người này bị cho là đã trao cho bà Nhiên các tài liệu, trong đó có thông tin về
lưới điện 500kV và 200kV. Giới chức nói đây là các tài liệu thuộc loại không
được chia xẻ.
Cần biết là công ty của bà Nhiên đang
tham gia vào một dự án trị giá 15 tỷ Mỹ kim nhằm giảm dần mức xử dụng dầu khí
tại Việt Nam.
Việt Nam đã cam kết sẽ đạt mức không xả
khí thải carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, đảng cộng sản VN không chấp nhận bất
kỳ đối lập nào đối với sự nắm độc quyền lãnh đạo của đảng.
Tướng Tô Ân Xô nói việc một số báo chí nước ngoài và "các tổ chức phản động lưu vong" xem vụ bắt giữ bà Nhiên là "hành vi an thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam".
2/ TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT MỸ BỊ TỘI
ĐÚT LÓT CHO CÁC QUAN CHỨC VN
Tập đoàn hóa chất Albemarle của Mỹ vừa đồng ý nộp hơn 218 triệu Mỹ kim để
giải quyết vụ điều tra đưa hối lộ cho các quan chức VN để trúng thầu cung cấp ở
hai nhà máy lọc dầu.
Cuộc điều tra do bộ tư pháp và Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ cầm đầu, dựa
theo đạo luật chống tham nhũng của Mỹ.
Theo loan báo của bộ tư pháp Mỹ vào hôm 29/9, tập
đoàn Albemarle thừa nhận là trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017, tập đoàn
này qua trung gian thứ ba là các đại diện bán hàng đã đưa hối lộ cho quan chức
một số nước để có được hợp đồng cung cấp hóa chất với các nhà máy lọc dầu các
nước Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ. Albemarle đã thu lợi nhuận hơn 98 triệu Mỹ
kim từ vụ đưa đút lót này.
Tại Việt Nam, Albemarle đã đút lót để nhận được
hợp đồng với hai nhà máy lọc dầu. Theo điều tra của giới chức Mỹ, các trung
gian đã yêu cầu Albemarle tăng tiền hoa hồng để trả đút lót cho các quan chức
Việt Nam và để đưa ra các điều kiện đấu thầu có lợi cho Albemarle.
Albemarle đã có một thoả thuận không bị truy tố
trong vòng 3 năm với bộ tư pháp Mỹ và đồng ý trả khoảng 98 triệu Mỹ kim tiền
phạt.
Theo thoả thuận này, Albemarle đồng ý hợp tác trong bất cứ cuộc điều tra hình sự nào trong tương lai liên quan vấn đề này. Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu có vốn nhà nước là nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá.
3/ TÀU HẢI CẢNH TRUNG CỘNG LƯỢN
LỜ Ở BÃI TƯ CHÍNH CẢ THÁNG QUA
Tàu hải cảnh Trung Cộng mang số hiệu 5204 đang lượn
lờ trong khu vực Bãi Tư chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt 30
ngày qua, tính đến ngày 1/10/2023.
Ông Raymond Powell , một chuyên gia hàng hải thuộc
đại học Stanford, đưa tin này lên mạng
dựa theo các hình ảnh vệ tinh thu thập được. Theo không ảnh vệ tinh, ông
Raymond Powell cho biết tàu kiểm ngư của Việt Nam hiện theo dõi hoạt động của
tàu hải cảnh Trung Cộng.
Khu vực Bãi Tư Chính ngoài khơi Vũng Tàu là nơi có
các các lô dầu khí đang khai thác của Việt Nam và cũng là nơi chịu nhiều sức ép
do các hoạt động của tàu chấp pháp và tàu ngư quân Trung Cộng trong những năm
qua.
Vào năm 2017 và 2018, Trung Cộng đã gây sức ép
khiến Việt Nam phải yêu cầu công Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan tìm
dầu khí ở đây. Vào ngày 17/8, Trung Cộng cũng điều tàu hải cảnh mang số hiệu
5403 vào Bãi Tư Chính. Trước đó, vào đầu tháng 7, Trung Cộng đã điều tàu hải
cảnh lớn nhất thế giới áp sát các lô dầu khí VN ở đây.
Vào tháng 5, Trung Cộng cũng điều tàu khảo sát
Hướng Dương Hồng 10 cùng đoàn tàu hộ tống gồm hải cảnh và ngư quân vào vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam và đi lại trong vùng này suốt 28 ngày.
Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Cộng điều tàu khảo sát vào vùng biển của Việt Nam nhưng Bắc Kinh khẳng định tàu Trung Cộng đang hoạt động ở vùng nước thuộc chủ quyền của họ.
4/ BẮC HÀN ĐỔ TỘI CHO MỸ VỀ VỤ TẤN CÔNG TÒA ĐẠI SỨ CUBA
Vào hôm qua 1/10, Bắc Hàn lớn tiếng cáo buộc Hoa Kỳ đã để
cho một hành động khủng bố nhắm vào Cuba diễn ra trên đất Mỹ, đồng thời nói
rằng cuộc tấn công gần đây nhắm vào tòa đại sứ Cuba ở Washington là kết quả của
ý định "chống Cuba đáng khinh bỉ" của Hoa Kỳ.
Phát ngôn nhân Bắc Hàn nói rằng Mỹ đã phớt lờ việc bảo đảm
an toàn cho phái đoàn Cuba và chỉ muốn đưa các quốc gia mà họ không ưa, chẳng
hạn như Cuba, vào danh sách nhà nước tài trợ khủng bố. Cùng với Cuba, Bắc Hàn,
Syria và Iran điều nằm trong danh sách này của bộ ngoại giao Mỹ.
Vụ tấn công xảy ra vào tối ngày 24/9, khi một hung thủ đã
ném 2 trái bom xăng vào tòa đại sứ Cuba, nhưng không có ai bị thương và không
có thiệt hại đáng kể.
Phát ngôn nhân Bắc Hàn tuyên bố đây là vụ tấn công khủng bố
nghiêm trọng, đồng thời nhắc nhở là nó giống như vụ tấn công năm 2020 tại cùng tòa
đại sứ, khi có người dùng súng trường bắn vào tòa nhà.
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan từng tuyên bố là Hoa
Kỳ lên án mạnh mẽ vụ tấn công và các cơ quan của Hoa Kỳ sẽ mở cuộc điều tra. Cơ
quan mật vụ cho biết không có ai bị giam giữ khi cuộc điều tra sẽ tiếp tục.
Cần biết tòa đại sứ Cuba được mở cửa trở lại vào năm 2015 khi Cuba và Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao. Nhà cầm quyền Cuba cho rằng việc Washington đưa Cuba vào danh sách khủng bố và duy trì lệnh cấm vận kinh tế là điều cực kỳ vô lý.
No comments:
Post a Comment