Thứ Ba 03.06.2014
Tuy bề mặt, đảng CSVN hung hăng và
tàn bạo, nhưng trên thực tế ngày tàn của đảng đã không còn bao xa. Lý do
đơn giản là vì nếu phải chọn lựa giữa đảng và sự tồn vong của tổ quốc,
thì toàn dân, bất kể chính kiến hoặc tôn giáo, sẽ chọn tổ quốc và quẳng
đảng thối tha vào sọt rác của lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe
phần Bình Luận của NT Zung với tựa đề: "Giữ Biển Đông hay giữ Chủ Nghĩa
Cộng Sản ?"sẽ được Thanh Bình trình bày để kết thúc chương trình phát
thanh DLSN tối hôm nay.
Việt Nam đang đứng trước một lựa chọn bắt buộc của lịch sử: đó là
phải lựa chọn giữa hai thứ, một bên là chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở
Biển Đông, và bên kia là CNCS.
Vì sao vậy?
Bởi cho đến thời điểm này tình hình đã trở nến quá rõ ràng: Dù có
muốn cũng không thể giữ cả hai thứ, một khi chúng đã trở nên mâu thuẫn
với nhau. Nếu giữ CNCS thì sẽ càng ngày càng mất chủ quyền ở Biển Đông.
Nếu từ bỏ CNCS thì may ra giữ được những gì đang còn chưa bị mất ở Biển
Đông.
CNCS hấp dẫn nhiều người vì tính lãng mạn của nó trong lý thuyết.
Nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược với lý thuyết mà các nhà cộng sản
đưa ra. Người ta ước tính là số người bị chết oan dưới các chính quyền
cộng sản trong thế kỷ 20 (ví dụ như riêng nạn đói ở Ukraina quãng năm
1930 do chính quyền Xô Viết gây ra đã làm gần chục triệu người chết) còn
nhiều hơn là số người bị chết vì các chế độ phát xít gây ra trong chiến
tranh thế giới lần thứ 2. Mô hình kinh tế cộng sản thất bại hoàn toàn,
dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô sau hơn 70 năm xây dựng CNCS. Ngay Carl
Marx lúc cuối đời cũng nhận ra rằng con đường cộng sản mà chính ông chỉ
ra chưa chắc đã đúng.
Đối với thế giới, "giai đoạn cộng sản" là một trang sử đã khép lại,
chỉ trừ có ở Việt Nam và Trung Quốc, nếu không kể đến mấy nước đang
trong giai đoạn khủng hoảng nặng là Bắc Triều Tiên và Cu Ba. Thực ra
Trung Quốc, từ sau khi Đặng Tiểu Bình đưa ra học thuyết "mèo trắng mèo
đen", cũng không còn coi chủ nghĩa cộng sản như là một lý tưởng, mà chỉ
còn coi ĐCS như là một công cụ để điều khiển quốc gia.
Chính vì TQ và VN là hai "anh em đồng chí" còn lại của "phe cộng sản" nên VN mới dễ bị TQ o ép.
Trong vấn đề Biển Đông, thì kẻ thù của VN chính là TQ. TQ không hề
che dấu tham vọng bành trướng của họ, với "đường lưỡi bò". Họ thực hiện
được tham vọng đó đến đâu, phụ thuộc và việc các nước liên quan có chống
lại được tham vọng đó không. Trong việc chống TQ, bảo vệ chủ quyền ở
Biển Đông này, nội lực của VN rất yếu: với GDP của Việt Nam chưa bằng
chí phí quân sự hàng năm của TQ, không có cách gì VN có thể một mình đối
đầu với TQ. Bởi vậy, để đối đầu, cần có đồng minh.
Nhưng ai là đồng minh của Việt Nam?
Câu trả lời đơn giản là, vào thời điểm này, không có ai cả! Tất nhiên
không phải các nước "đã phát triển" (khối OECD). Lại càng không phải là
TQ.
Philippines và Nhật Bản đều có Mỹ, nước mạnh nhất thế giới về quân
sự, làm đồng minh, và do đó TQ không dám làm những động tác lấn chiếm
thô thiển với các nước này như là họ làm đối với VN. Còn Việt Nam thì
không có ai bảo vệ. Thế giới có thể "tỏ ra quan ngại sâu sắc" về xung
đột giữa TQ và VN, nhưng bảo vệ VN thì không. Nếu phải chọn giữa TQ và
VN, các nước lớn sẽ chọn TQ, vì giữa TQ và VN thì TQ là đối tác quan
trọng hơn nhiều đối với họ.
Việc VN "kiên định" theo CNCS vào thời điểm hiện tại đẩy VN vào thế
hoàn toàn cô lập trong vấn đề Biển Đông. Cô lập bởi yếu mà không có đồng
minh. Sẽ không nước tư bản lớn nào làm đồng minh với Việt Nam (quan hệ
ngoại giao, buôn bán thì có, nhưng đồng minh thì không), bởi chừng nào
VN còn chưa thừa nhận sự lỗi thời của cơ chế đặt ĐCS lên trên hết thì
còn chưa đáng tin cậy trong con mắt của họ. Làm sao mà tin được, khi mà
cơ chế khiến cho không thể kiểm soát tham nhũng và lạm quyền, trong khi
một số quyền cơ bản của người dân thì không được tôn trọng, khiến VN
luôn trong "sổ đen" của các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Hơn thế nữa, "con đường cộng sản" khiến VN càng ngày càng lệ thuộc
vào TQ, kể cả kinh tế và chính trị. Đến mức gần như "làm gì cũng phải
hỏi TQ, làm gì TQ cũng biết". Việc VN chỉ đàm phán song phương với TQ
chứ không liên kết với các nước khác ở Thái Bình Dương để cùng kiện TQ
là điều hoàn toàn bất lợi cho Vn, và rơi đúng vào cái bẫy "chia để trị"
của TQ. Theo logic thông thường thì VN không thể làm thế, vì như thế quá
bất lợi. Vậy tại sao VN vẫn nhất quyết đàm phán song phương? Chỉ có thể
đặt giả thuyết rằng, đó là do TQ muốn vậy, và VN vì quá phụ thuộc nên
phải nghe theo. Tất nhiên, ở thế yếu và lệ thuộc như vậy, thì việc thua
cuộc là việc tất yếu xảy ra.
Đây là thời điểm lịch sử đối với VN. Nếu lạnh đạo VN tiếp tục lựa
chọn sai lầm vào thời điểm này, thì sẽ bị cả dân tộc nguyền rủa!
NTZung
No comments:
Post a Comment